Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đưa hoạt động khai thác tài nguyên đi vào nề nếp ở Thanh Hóa:

Bài 2: Vi phạm nghiêm trọng thì khởi tố theo quy định của pháp luật

Văn Thanh

Thứ tư, 13/11/2024 - 14:00

(Thanh tra) - Theo số liệu thống kê, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 300 mỏ khoáng sản đang hoạt động, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật như khai thác vượt ra ngoài mốc giới được cấp phép; khai thác không đúng trình tự, phương pháp, chưa đúng thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt...

Thanh Hóa kiểm tra, xử phạt nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh: Văn Thanh

Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm

Chỉ từ tháng 10/2023 đến ngày 21/2/2024, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và chính quyền các địa phương thực hiện 26 cuộc kiểm tra đột xuất. Qua đó, phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong đó, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 26 vụ với tổng số tiền 1.830 triệu đồngKiến nghị các sở, ngành, UBND các cấp tăng cường công tác quản lý Nhà nước, khắc phục sơ hở, thiếu sót, không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đánh giá của Sở TN&MT, thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra nhiều lúc chưa kịp thời do số lượng các mỏ trên địa bàn tỉnh lớn; công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn chồng chéo dẫn đến một số cơ quan đi thanh tra, kiểm tra nhưng không có chuyên môn sâu về lĩnh vực khoáng sản, nên không phát hiện được hết các sai phạm. Trong khi đó, việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại một số nơi chưa tốt, chưa đồng bộ, kịp thời, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương...

Các điểm khai thác khoáng sản trên dịa bàn tỉnh Thanh Hóa được cơ quan công an kiểm tra chặt chẽ, xử lý nghiêm minh. Ảnh: Văn Thanh

Tại huyện Nông Cống hiện có 17 mỏ được UBND tỉnh cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cho 17 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp khai thác đá, 1 doanh nghiệp khai thác đá phụ gia xi măng, 6 doanh nghiệp khai thác đất và 2 doanh nghiệp khai thác quặng secpentin. Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài việc tham mưu cho huyện ban hành các văn bản chỉ đạo trên cơ sở quy định của pháp luật, Phòng TN&MT huyện đã phối hợp tăng cường phổ biến Luật Khoáng sản cho UBND cấp xã và các đơn vị hoạt động khai thác trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật; phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản đối với các đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn...

Thực tế kiểm tra tại một số xã có hoạt động khai thác khoáng sản cho thấy, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng mất mốc giới, khai thác ngoài mốc giới, khai thác quá độ sâu, vượt quá công suất cho phép, khai thác không đúng thiết kế mỏ, gây mất an toàn lao động, sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng diện tích được giao tại các khu vực tiến hành khai thác khoáng sản; một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển vượt quá tải trọng, gây hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến đời sống của người dân...

Một số địa phương đâ xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm liên đới. Ảnh: Văn Thanh

Tại huyện Thạch Thành có 15 mỏ khoáng sản được cấp giấy phép và đang trong thời gian khai thác với 32 điểm mỏ. Đối với công tác bảo vệ khoáng sản, UBND huyện đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoảng sản thực hiện cắm mốc, tổ chức quản lý, bảo vệ, không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Giao cho UBND cấp xã, lực lượng công an huyện, xã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác tại các mỏ đã được cấp phép khai thác và khu vực có khoáng sản chưa khai thác để kịp thời xử lý khi có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra. Đặc biệt, một số xã, thị trấn vẫn để xảy ra tình trạng lợi dụng việc san gạt đất ở, đất đồi của hộ gia đình, cá nhân để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái quy định, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư...

Vi phạm nghiêm trọng thì khởi tố

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản, Sở TN&MT, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TN&MT, Công an tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường kiểm soát số liệu đầu vào của các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trên phạm vi toàn quốc; kiến nghị phòng ngừa khai thác khoáng sản trái phép để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật, các quy định của Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản, nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 227 Bộ Luật Hình sự, như khai thác vượt công suất, vượt trữ lượng, vượt ngoài ranh giới giấy phép khai thác khoáng sản.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tổ chức, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Ảnh: Văn Thanh

Tổ chức kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, việc thực hiện các nội dung trong giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, việc quản lý, kiểm soát sản lượng khoáng sản đã khai thác theo đúng mục đích sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc chấp thuận cho phép thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình thực hiện các dự án, phương án thi công, hạ thấp độ cao, chống sạt lở, thi công công trình xây dựng, nạo vét... đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, phải khẩn trương xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; đặc biệt, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động khoáng sản, cần trao đổi thông tin với cơ quan công an để theo dõi hoặc kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Trong đó, rà soát tổng thể chính sách, pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan, nhất là pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản để có ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Kịp thời phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ TN&MT để đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định; tiến hành đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong đấu giá tài sản để sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản theo hướng có quy định riêng về trình tự, thủ tục đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước... đối với các tài sản có tính đặc thù như quyền khai thác khoáng sản; đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cập nhật dữ liệu, kết quả khai thác và sử dụng khoáng sản vào cơ sở dữ liệu về khoáng sản để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Thường xuyên giám sát, kịp thời giải quyết các tồn tai, vướng mắc ở các dự án khai thác, chế biến khoáng sản. Ảnh: Văn Thanh

Thường xuyên rà soát, kịp thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất để sớm hoàn thành các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

“UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung thuộc ngành quản lý trong dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng khi thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản; đặc biệt là việc thi công theo hồ sơ thiết kế mỏ đã được phê duyệt, thẩm định. Rà soát các hồ sơ đã thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, việc xử lý vi phạm và khắc phục tồn tại, vi phạm của các đơn vị đã chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trước đây theo lĩnh vực quản lý của đơn vị. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cần trao đổi thông tin với cơ quan công an hoặc kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật…”, ông Nguyễn Thế Hùng thông tin.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Vì sao người dân khiếu nại?

Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Vì sao người dân khiếu nại?

(Thanh tra) - Người dân khiếu nại, cho rằng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) không được thực hiện đúng quy trình và giá bồi thường chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Minh Nghĩa – Đình Thanh

11:00 14/11/2024
Hải Phòng: Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên thu thừa tiền sử dụng đất có đúng?

Hải Phòng: Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên thu thừa tiền sử dụng đất có đúng?

(Thanh tra) - Bà Nguyễn Thị Nhàn, địa chỉ thôn An Hồ, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng có đơn gửi đến Báo Thanh tra, phản ánh về việc Chi cục Thuế huyện Thuỷ Nguyên đã có hành vi làm trái quy định pháp luật, đã thông báo nộp tiền sử dụng đất nhiều hơn 57.337.600 đồng theo quy định, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của gia đình.

Kim Thành

09:00 14/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm