Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm toàn diện

Trần Quý

Thứ năm, 11/07/2024 - 21:33

(Thanh tra) - Đó là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung tại thông báo kết luận buổi làm việc về một số dự án trọng điểm ngành Nông nghiệp, trong đó có Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng.

Yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm toàn diện. Ảnh: TQ

Thông báo số 548 ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh Nghệ An cho thấy, để hoàn thành các dự án đúng tiến độ và đảm bảo giải ngân nguồn vốn đã bố trí, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan tập trung thực hiện các nội dung:

Đối với Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (giai đoạn 1) yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ thực hiện dự án và việc giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2024 của dự án.

Tổ chức rà soát toàn bộ các hạng mục của dự án, đặc biệt là phương án xử lý sạt lở kênh tiêu Châu Bình thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định; đồng thời phối hợp với UBND huyện Quỳ Châu để hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh dự án trình UBND tỉnh trước ngày 31/10/2024.

Chỉ đạo lập lại tiến độ thi công chi tiết của dự án, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/7/2024; định kỳ hàng tuần, yêu cầu lãnh đạo Sở NN&PTNT trực tiếp họp giao ban với Ban Quản lý dự án và các địa phương (nếu cần thiết) để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch.

Xem xét, xử lý đề xuất của UBND huyện Quỳ Châu về việc điều chỉnh các khu sản xuất theo quy định khi có yêu cầu.

Cử cán bộ tham gia hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) các huyện để nắm bắt các khó khăn vướng mắc, làm việc với các sở, ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ, xử lý.

Khẩn trương rà soát lại bộ máy của ban quản lý dự án; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện từng phần việc; kịp thời điều chuyển đối với cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Sau 14 năm khởi công xây dựng, Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng vẫn chưa thể tích nước do vướng mặt bằng. Ảnh: TQ

Đối với UBND các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lập báo cáo tình hình thực hiện cụ thể công tác GPMB dự án (nêu rõ khối lượng đã thực hiện, khối lượng còn lại, thời gian hoàn thành, các khó khăn vướng mắc) gửi Sở NN&PTNT tổng hợp.

Phối hợp với Sở NN&PTNT lập tiến độ thực hiện công tác GPMB, ký cam kết để cùng thực hiện.

Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện công tác GPMB của Dự án.

Riêng đối với UBND huyện Quỳ Châu, yêu cầu bàn giao toàn bộ mặt bằng phần đất rừng tự nhiên trước ngày 31/10/2024.

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và trực tiếp làm việc với Sở Xây dựng về việc điều chỉnh Khu Tái định cư dốc 77, đảm bảo hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh dự án trước ngày 31/7/2024.

Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng Nghĩa trang Kẻ Khoang; phối hợp với Sở NN&PTNT có văn bản gửi Lâm trường Cô Ba để giải quyết các thủ tục liên quan đến đất xây dựng nghĩa trang.

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng có tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 thuộc Bộ NN&PTN làm chủ đầu. Đây là công trình trọng tâm - cấp 1 của Bộ NN&PTNT được khởi công vào năm 2010. Dự kiến công trình thi công trong thời gian 5 năm (2010 - 2015).

Sau 14 năm khởi công xây dựng, dự án mới thi công cơ bản xong công trình đầu mối hồ chứa nhưng chưa thể tích nước do chưa giải phóng được mặt bằng lòng hồ, nên Chính phủ phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm