Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử phạt hàng trăm triệu đồng với hành vi bán động vật hoang dã trên mạng

Bình An

Thứ ba, 15/11/2022 - 06:35

(Thanh tra)- Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính với nhiều đối tượng liên quan đến việc rao bán động vật hoang dã (ĐVHD) và các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD trái phép trên internet.

Mọi hành vi lưu giữ, quảng cáo, kinh doanh các loài ĐVHD và sản phẩm, bộ phận từ chúng mà không có nguồn gốc hợp pháp hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Ảnh: BA

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), thời gian vừa qua, nhiều đối tượng rao bán ĐVHD trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính. Những chế tài mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng đã và đang thể hiện thái độ “không khoan nhượng”, quyết tâm ngăn chặn các vi phạm về ĐVHD trên không gian mạng.

Ngày 11/10, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với đối tượng Phạm Hương Lan (SN 1984, trú tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) với mức phạt 77,5 triệu đồng về hành vi đăng tải quảng cáo sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định. Trước đó, đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân tên Phạm Lan để quảng cáo rao bán các sản phẩm được chế tác từ ngà voi, móng gấu, cao khỉ và nhiều sản phẩm khác.

Tiếp đó, ngày 14/10, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối tượng Nguyễn Thị Bích Hậu (SN 1989, trú tại phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn) với mức phạt 85 triệu đồng về hành vi quảng cáo hàng cấm với các bài viết quảng cáo, rao bán mật gấu, vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Trước đó, ngày 17/10, UBND tỉnh Điện Biên cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với đối tượng Nguyễn Thị Tuấn (trú trên địa bàn tỉnh Điện Biên) mức phạt 70 triệu đồng cho hành vi quảng cáo mật gấu trái phép trên nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau.

Cũng theo ENV, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm về ĐVHD trên không gian mạng tại Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng ba quý đầu năm 2022, cơ sở dữ liệu vi phạm về ĐVHD của ENV đã ghi nhận 2.600 vụ việc vi phạm về ĐVHD, trong đó chiếm tới 52% là các vụ việc vi phạm trên internet (với 1.326 vụ).

Một số nền tảng mạng xã hội thường ghi nhận các vi phạm như Facebook, Zalo, YouTube, TikTok. Lợi dụng sự thuận tiện của internet (dễ dàng chào hàng, thỏa thuận mua bán với khách hàng, sử dụng được nhiều tài khoản ảo ẩn danh gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác điều tra), nhiều đối tượng đã ngang nhiên quảng cáo, rao bán trái phép ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm là “hàng cấm” theo quy định của pháp luật. Mặc dù hầu hết các đối tượng đều nhận thức được sản phẩm mình đang rao bán là hàng cấm nhưng lợi nhuận cao cùng mức độ rủi ro thấp đã thúc đẩy các đối tượng xâm hại đến các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm để thu lợi bất chính.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV cho biết: “Tuy không gian mạng là “ảo” nhưng các giao dịch và lợi ích đối tượng thu được từ hoạt động buôn bán ĐVHD trái phép là có thật. Chúng ta đã có một hệ thống quy phạm pháp luật khá toàn diện để xử lý vi phạm về ĐVHD từ thực tế cho đến môi trường không giạn mạng. ENV cũng hi vọng những mức hình phạt nghiêm khắc với hành vi quảng cáo ĐVHD nói trên sẽ góp phần răn đe, nâng cao nhận thức của cộng đồng về những hậu quả nghiêm trọng của hành vi này, từ đó góp phần xóa bỏ vi phạm về ĐVHD trên không gian mạng”.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Quang Hùng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Mọi hành vi lưu giữ, quảng cáo, kinh doanh các loài ĐVHD và sản phẩm, bộ phận từ chúng mà không có nguồn gốc hợp pháp hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Tùy theo loài, tính chất, mức độ nghiêm trọng, hành vi nuôi nhốt, săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt ĐVHD hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, sản phẩm, bộ phận liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân theo Điều 190, 191, 234, 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc xử phạt vi phạm hành chính lên đến 400 triệu đồng đối với cá nhân theo Điều 21, 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP) hoặc Điều 41 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Hành vi quảng cáo bán trái phép các sản phẩm ĐVHD (không phân biệt là hàng thật hay hàng giả) dù là trên mạng internet cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân theo Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hoặc Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm