Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng chuỗi đảm bảo cung ứng thịt lợn trong mùa dịch

Hoàng Yến

Thứ năm, 16/04/2020 - 21:38

(Thanh tra)- Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp với các doanh nghiệp chăn nuôi lợn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao, nguyên nhân do nguồn cung thấp hơn cầu (do đàn lợn bị giảm do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra), bên cạnh đó, còn có các yếu tố chủ quan khác tạo ra như: do tâm lý tích trữ thực phẩm của người dân khi xảy ra dịch COVID-19; có hiện tượng găm hàng, tích trữ lợn thịt để đẩy giá lên cao; cơ cấu trong giá thịt lợn còn bất hợp lý (chi phí trung gian lớn 40-45%). Giá thịt lợn cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Mặt khác, có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần phải giảm giá thịt lợn ở mức hợp lý, vừa đảm bảo đời sống của người dân, lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chủ trương kiểm soát giá thịt lợn đã được nhiều doanh nghiệp rất đồng tình, giảm giá bán lợn thịt.

Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp, người chăn nuôi, kinh doanh lợn thịt, thịt lợn chưa triển khai tích cực, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán và người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Phó Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đã đồng hành cùng Chính phủ, cùng người dân đã giảm giá bán lợn thịt thời gian qua; đặc biệt biểu dương tất cả các doanh nghiệp dự họp đã cam kết giảm giá lợn hơi tại cửa chuồng, trang trại xuống 70.000 đ/kg kể từ ngày 01/4/2020.

Việc giảm giá thịt lợn, không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn thể hiện trách nhiệm chính trị, văn hóa của doanh nghiệp và người sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các thành phần liên quan đến chuỗi sản xuất thịt lợn thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát và giảm giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống 70.000 đ/kg kể từ ngày 01/4/2020; tiến tới giảm dưới 65.000 đ/kg đến 60.000 đ/kg lợn hơi và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 29/3/2020.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tổ chức rà soát, công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn, tăng đàn; tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn.

Đồng thời, đẩy mạnh vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; xây dựng các chuỗi đảm bảo cung ứng thịt lợn trong mùa dịch và ổn định thị trường.

Đảm bảo giá lợn ở mức hợp lý

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp các địa phương xây dựng chiến lược, kế hoạch xây dựng ngành chăn nuôi theo hướng: Tăng mạnh đàn lợn trong thời gian tới nhưng đảm bảo cân bằng cung cầu, đảm bảo giá lợn ở mức hợp lý nhưng không tạo ra dư thừa, thiệt hại cho người chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025.

Xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá lên cao

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì chỉ đạo, thực hiện tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống kênh phân phối, cung ứng, đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng nuôi của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến thương nhân, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng nhằm giảm chi phí trung gian đến mức thấp nhất cho người tiêu dùng; xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, đẩy giá lên cao.

Bộ Công Thương phối hợp với cơ quan liên ngành, Ban Chỉ đạo 389 chỉ đạo, tổ chức kiểm tra ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép; phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trong quản lý và đề xuất chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu bổ sung phần thịt lợn thiếu hụt trên thị trường, không để thiếu nguồn thực phẩm quan trọng này trong mọi trường hợp, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Xem xét giảm thuế nhập khẩu thịt lợn

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xem xét, sớm đề xuất chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; trong đó chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn và mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ, nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về các biện pháp chăn nuôi, tái đàn lợn, tăng đàn lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hoài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng; tuyên truyền để người tiêu dùng tăng cường sử dụng các thực phẩm thay thế như thịt gia súc khác, thịt gia cầm, trứng và thủy hải sản.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; khẩn trương rà soát, công bố hết dịch theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi, nhất là mặt bằng đất đai để người dân, doanh nghiệp đầu tư tái đàn, tăng đàn, mở rộng quy mô đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và cung cầu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn thống nhất tăng cường việc nhân giống cung cấp đủ cho người chăn nuôi; đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn; đồng loạt giảm giá lợn thịt xuất chuồng xuống 70.000 đ/kg kể từ ngày 01/4/2020; tiến tới giảm xuống 65.000 đ/kg đến 60.000 đ/kg lợn hơi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm