Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/09/2017 - 09:25
(Thanh tra)- Trước những thông tin phản ánh về sự xuất hiện sâm Ngọc Linh giả trên thị trường, làm ảnh hưởng đến giá trị và thương hiệu của chỉ dẫn địa lý, sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh, cũng như lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã thành lập Đoàn công tác tới các địa phương để khảo sát, xác minh.
Một số nhận dạng phân biệt Sâm Ngọc Linh với Tam thất Hoang. Nguồn internet
Qua quá trình khảo sát, xác minh thực tế trên thị trường tại TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum. Đoàn khảo sát ghi nhận có hiện tượng sâm Ngọc Linh giả được bày bán công khai trên thị trường.
Tại các buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam, Kon Tum cùng các đơn vị có liên quan tại địa phương, đại diện các đơn vị đều hoan nghênh sự vào cuộc cần thiết của Bộ KH&CN trong việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sâm Ngọc Linh và khẳng định hiện tượng giả sâm Ngọc Linh đang ngày càng phổ biến và khó kiểm soát. Việc lưu thông phân phối sâm trên thị trường đang diễn ra phức tạp như xuất hiện sâm giả, các sản phẩm sâm nhưng không phải sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum đã phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý về giống sâm lạ trên địa bàn. Qua xác minh, nhận định trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) trong thời gian qua có tình trạng mua bán giống sâm lạ, nhưng chưa có hộ gia đình nào trồng giống sâm lạ này.
Theo ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sâm Ngọc Linh là sản phẩm quý, hiếm. Giá sâm hiện đang tăng lên gấp 4 - 5 lần (so với cách đây 2 năm), do vậy có hiện tượng giả sâm Ngọc Linh để bán với giá sâm Ngọc Linh thật khiến người dân hoang mang. Điều này đã ảnh hưởng đến hình ảnh chất lượng sâm núi Ngọc Linh, ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng sâm cũng như người tiêu dùng.
Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông khẳng định có tình trạng kinh doanh sâm Ngọc Linh giả trên thị trường. Hiện nay, huyện đang trồng hơn 300ha nhưng chủ yếu đang trong giai đoạn trồng và bảo tồn chứ chưa đưa vào kinh doanh, nhưng trên địa bàn huyện đang diễn ra tình trạng buôn bán Tam thất hoang, Tam thất Vũ Diệp giả sâm Ngọc Linh.
Theo đại diện của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum: Trên địa bàn còn tồn tại hoạt động giới thiệu, mua bán sản phẩm sâm Ngọc Linh củ và các sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm định chất lượng. Đặc biệt, có hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc mua bán sâm giả, giả sâm Ngọc Linh trên thị trường chủ yếu là các cơ sở núp bóng qua các trang mạng xã hội, mua bán trực tiếp trao tay, giao hàng tận nơi. Hoạt động mua bán qua các mạng xã hội hiện nay gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý thị trường, các cơ quan thực thi và bảo vệ sản phẩm quốc gia.
Trong thời gian qua, 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp, chế tài để tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh, kiểm soát tình trạng sâm Ngọc Linh giả trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm sâm Ngọc Linh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu căn cứ đối chiếu, xác định mà chủ yếu là tuyên truyền vận động.
Trước tình hình đó, đã dẫn đến sự quan ngại cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân đang trong quá trình ươm tạo, phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu quý của đất nước. Theo ông Lê Đức Thảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Vùng phân bổ sâm Ngọc Linh rất hạn hẹp, chỉ có ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và 2 huyện của tỉnh Kon Tum.
Bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc Sở KH&CN Kon Tum cung cấp: “Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 8 doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh. Các doanh nghiệp này đang trong thời gian đầu tư, hoạt động thử nghiệm nên chưa có sản phẩm được bán trên thị trường. Dù vậy, tình trạng mua, bán sản phẩm sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra công khai, khó kiểm soát”.
Việc xuất hiện sâm Ngọc Linh giả trên thị trường dưới các hình thức vi phạm về sở hữu trí tuệ, vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, chỉ dẫn địa lý… gây ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm quốc gia, thương hiệu sâm Ngọc Linh. Những thông tin này đã gây ảnh hưởng lớn đến người trồng, bán sâm thật, người mua thì hoang mang trước ma trận sâm. Do vậy, rất cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô cho hay: “Sâm Ngọc Linh là sản phẩm đặc hữu, vì vậy cần quản lý dạng kinh doanh có điều kiện, khi cấp phép phải chứng minh được năng lực nguồn gốc giống và sản xuất trên địa bàn đã được cấp chỉ dẫn địa lý hay không. Cơ quan Nhà nước cần cương quyết xử lý ngay khi kinh doanh sâm Ngọc Linh không có phép. Trên cơ sở Bộ KH&CN chủ trì đề xuất Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xử lý tình trạng sâm Ngọc Linh giả này. Đồng thời cần xây dựng thành lập Hiệp hội sâm Ngọc Linh để có những quy định, chế tài xử lý hội viên vi phạm”.
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC