Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trung Quốc "qua mặt" Hàn Quốc trong 6 ngành công nghiệp

Thứ ba, 09/12/2014 - 09:16

Theo một báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) - nhóm chuyên vận động hành lang của các tập đoàn lớn Hàn Quốc - công bố ngày 8/12 thì nước này đã bị thụt lùi so với Trung Quốc trong 6 ngành công nghiệp trọng điểm.

Các mẫu điện thoại thông minh của Samsung được giới thiệu tại trụ sở của hãng ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đó là các ngành điện thoại thông minh, ôtô, đóng tàu và xây dựng công trình biển, hóa dầu, sản xuất thép, lọc dầu.


Điện thoại thông minh là lĩnh vực công nghệ cao mới nhất mà vị thế đứng đầu của Hàn Quốc bị các đối thủ Trung Quốc chiếm lĩnh. 


Trên cơ sở so sánh tổng doanh số bán hàng của Công ty điện tử Samsung và Công ty điện tử LG với 9 công ty sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, Lenovo, Xiaomi… báo cáo của KFI chỉ ra rằng, vào quý II năm nay, doanh số bán điện thoại thông minh của Trung Quốc đã chiếm tới 31,3% trên toàn cầu, cao hơn 1,2% so với thị phần của Hàn Quốc.


Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới với 25,2% thị phần, trong khi Huawei đứng thứ ba với 6,8% thị phần, tuy nhiên các nhà sản xuất Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là ở thị trường nội địa. 


Báo cáo của KFI cho biết, Apple hiện vẫn duy trì vị thế mạnh mẽ với dòng điện thoại thông minh cao cấp, trong khi lợi thế cạnh tranh về giá và việc các sản phẩm của Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các sản phẩm của Hàn Quốc đã khiến Samsung và LG để tuột mất thị phần đáng kể trong lĩnh vực này.


Trong lĩnh vực ôtô, thị phần trên toàn cầu của Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc kể từ năm 2009 và duy trì từ đó cho tới nay. 


Năm 2013, Hàn Quốc sản xuất 8,63 triệu ôtô, tương đương 9,8% thị phần toàn cầu trong khi các số liệu tương ứng của Trung Quốc lần lượt là 10,97 triệu ôtô và chiếm 12,5% thị phần.


FKI cho biết, các hãng xuất ôtô của Hàn Quốc như Hyundai và Kia đã tiến những bước dài trong việc đẩy mạnh doanh số bán hàng trong vài năm qua, tuy nhiên do được hưởng lợi từ thị trường nội địa rộng lớn, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc vẫn có thể duy trì vị thế dẫn đầu về doanh số bán hàng trong lĩnh vực này.


Trong ngành công nghiệp hóa dầu, lĩnh vực thường được đo lường bằng sản lượng sản xuất ethylene, Hàn Quốc đã bị Trung Quốc vượt qua từ năm 2004.


Tính đến năm 2013, các công ty Hàn Quốc chỉ chiếm 5,4% thị phần so với 12,2% của các đối thủ Trung Quốc. 


Trong vòng một thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc đã tăng trưởng trung bình 3,6% hàng năm, trong khi Trung Quốc tăng tới 12,5%.


Báo cáo của FKI chỉ rõ: “Với việc duy trì ổn định nguồn đầu tư vào hạ tầng thiết bị, lĩnh vực hóa dầu của Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí thứ tư trên thế giới, tuy nhiên với quy mô đầu tư lớn vào lĩnh vực này từ giữa những năm 2000, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới.”


Trong lĩnh vực đóng tàu và xây dựng công trình biển, Trung Quốc đứng đầu trên cả ba khía cạnh là số lượng đơn đặt hàng mới, số lượng tàu đã hoàn tất và số lượng khách hàng.


“Hàn Quốc hiện vẫn duy trì vị thế dẫn đầu thế giới trong một số sản phẩm chuyên biệt như tàu chở dầu LNG và tàu khoan dầu, vì vậy các công ty Hàn Quốc cần phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này,” báo cáo của KFI khuyến nghị.


Các số liệu do FKI cung cấp cũng cho thấy Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất thép từ năm 2003 và tiếp tục mở rộng từ thời điểm đó để kiểm soát gần một nửa thị phần thép trên toàn cầu, trong khi thị phần của Hàn Quốc giảm từ 4,8% xuống còn 4,1%.


Trong lĩnh vực lọc dầu, tính đến cuối năm 2013, Trung Quốc chiếm 13,3% thị phần toàn cầu, trong khi Hàn Quốc chỉ chiếm 2,8%.


Cũng theo báo cáo của FKI, ngay tại những lĩnh vực mà Hàn Quốc hiện vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh hơn so với Trung Quốc như bán dẫn và màn hình thì vị thế đứng đầu của Hàn Quốc cũng liên tục bị xói mói dần trong những năm gần đây.


Các công ty Trung Quốc, với sự hậu thuẫn từ những khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ, dự kiến sẽ thách thức vị thế của các công ty Hàn Quốc ngay trong lĩnh vực bán dẫn và màn hình.


Bắc Kinh tuyên bố sẽ rót khoản đầu tư trị giá 18,5 tỷ USD vào lĩnh vực bán dẫn. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này giai đoạn 2008-2013 lên tới 29% so với chỉ 5,6% của các công ty Hàn Quốc trong cùng thời kỳ.


Trung Quốc cũng đã tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm màn hình LCD từ 4% lên 6% nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. 


Theo ông Yoo Hwan-ik, chuyên viên kinh tế cao cấp tại FKI, các nhà sản xuất Trung Quốc đã thu được những thành quả đáng kể trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh về giá và bí quyết công nghệ, cho phép họ vượt qua các công ty Hàn Quốc trong cùng lĩnh vực. 


Ông Yoo Hwan-ik cho rằng, để vượt qua những thách thức trên, các công ty Hàn Quốc phải tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước này đã đạt được với Trung Quốc trong thời gian gần đây để thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường nội địa rộng lớn của nước này. 


Bên cạnh đó, các công ty Hàn Quốc cũng cần phải làm nhiều hơn nữa để xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới trên thế giới như giải trí và chăm sóc sức khỏe.../.

(VIETNAM+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm