Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/10/2013 - 09:59
(Thanh tra) - Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Việc tham gia vào TPP sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong nước, đặc biệt là ngành hàng Dệt may, Dày da và Thủy sản.
Xuất khẩu thủy hải sản sẽ có nhiều cơ hội lớn phát triển vào các nước tham gia TPP.
Cơ hội lớn
Theo đánh giá, việc tham gia vào TPP sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội rất lớn cũng như những thuận lợi về giảm thuế và những rào cản hàng hóa cho dịch vụ. Khi thuế giảm, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, thủy hải sản và nhiều mặt hàng khác là thế mạnh vào các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ. Lợi ích này được suy đoán sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0.
Với đặc điểm là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất thấp sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng trong nước, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (dệt may, giầy dép, thủy hải sản…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh.
TPP cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho các DN cũng như người tiêu dùng trong nước. Người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước trong TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này. Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP sẽ mang lại một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam…
TPP cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho các DN thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động khi Việt Nam thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường theo các cam kết ký trong Hiệp định. Các DN Việt Nam sẽ được hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và thay đổi nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP. TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, khối các DN vừa và nhỏ, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài, xuyên suốt và đặc biệt có ý nghĩa với cộng đồng DN Việt Nam.
Thách thức không nhỏ
Bên cạnh những cơ hội, thì thách thức mà TPP mang lại cho cộng đồng DN Việt Nam cũng không hề nhỏ. Trước tiên phải kể đến nguy cơ mất khả năng cạnh tranh. Việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng hàng nhập khẩu từ các nước TPP với giá cả cạnh tranh. Hậu quả tất yếu là DN nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp lại, thậm chí có nguy cơ mất thị phần nội địa.
Tham gia TPP còn đồng nghĩa với mở cửa thị trường dịch vụ. Việc mở cửa này sẽ khiến cho các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm trên thế giới “đổ bộ” vào Việt Nam, khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước gặp khó khăn nghiêm trọng, và việc mất thị phần là nguy cơ có thể dự báo trước.
Một điểm quan trọng là thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh... Điều này sẽ tạo ra những khó khăn cũng như làm phát sinh thêm chi phí cho DN Việt Nam, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các DN. Ngoài ra, cộng đồng DN trong nước cũng lo ngại về yêu cầu nguồn gốc xuất xứ trong TPP cao và phức tạp trong khi nguyên liệu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt những ngành như May mặc, Giày dép lại chủ yếu phải nhập từ các nước ngoài TPP…
Trước những cơ hội lớn mà TPP mạng lại, rõ ràng cộng đồng DN Việt Nam cần tìm hiểu thật kỹ những nội dung ràng buộc và các điều kiện khi TPP chính thức có hiệu lực để có thể tận dụng tối đa những cơ hội nói trên, cũng như chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng đón nhận những thách thức không nhỏ mà TPP mạng lại.
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải