Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thương hiệu và khát vọng

Chủ nhật, 13/10/2019 - 11:24

(Thanh tra)- Thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương và cả quốc gia. Bởi vậy, trên thế giới đã có hơn 80 nước đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, 'Vietnam' được định giá 235 tỷ USD. Ảnh minh họa

Việc xây dựng và triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 và lấy ngày 20-4 hàng năm (kể từ năm 2008) là Ngày Thương hiệu Việt Nam, cũng chính là sự nỗ lực cần thiết trong xu hướng đó.

 Theo xếp hạng của Tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và xếp hạng thứ 43/100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 (tăng 2 bậc so với năm trước).

Qua 6 lần xét chọn (2 năm một lần), số lượng doanh nghiệp (DN) được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia ngày càng tăng: Năm 2018, cả nước có 97 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia (so với chỉ có 30 DN năm 2008 và 62 DN năm 2014), với tổng doanh thu năm 2017 đạt hơn 920 nghìn tỷ đồng, xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD; Hàng năm, các DN này đóng góp cho thu NSNN hàng trăm nghìn tỷ đồng, thu hút hàng trăm nghìn lao động và hỗ trợ an sinh cho cộng đồng xã hội hàng nghìn tỷ đồng.

Xây dựng Thương hiệu quốc gia trong chiến lược tổng thể chung là một bước phát triển nhận thức và hành động của lãnh đạo các bộ, các ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương, các DN và cả cộng đồng xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

“Việc đổi mới các làm, phương thức quảng bá thương hiệu Quốc gia nhằm tạo dựng uy tín cho hàng hóa mang thương hiệu Việt qua đó góp phần tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam” - TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI).

“Xây dựng thương hiệu quốc gia đòi hỏi sự chung tay lâu dài và bền bỉ của cả một dân tộc. Càng có nhiều nguồn lực khác nhau chung sức tham gia sẽ tạo ra sức mạnh tổng thể; sự chung tay của mọi thành phần xã hội trong và ngoài nước cùng với sự điều phối chiến lược của Đảng và Nhà nước sẽ giúp rút ngắn khoảng cách khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế” - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hữu Nghĩa.

Đồng thời, DN phải khắc phục tư duy mặc định kiểu “hàng tốt xuất khẩu, hàng kém chất lượng hơn thì tiêu thụ trong nước”, mà đã, đang và sẽ tiếp tục làm tăng tính sính ngoại trong tâm lý người tiêu dùng Việt Nam.

Nói cách khác, DN cần chuyển mạnh từ kêu gọi “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang khẩu hiệu mới “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” trên cơ sở xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp, khép kín, với sự phối hợp của đông đảo Hiệp hội ngành nghề và sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hai bàn tay thị trường và bàn tay Nhà nước. DN tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng; đáp ứng mọi yêu cầu chất lượng, giá cả và thỏa mãn thị hiếu đa dạng, ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, không phân biệt trong nước hay ngoại quốc.

Một trong những nhiệm vụ mới, khó khăn nhất của phát triển thương hiệu quốc gia đó là công tác gìn giữ và bảo vệ thương hiệu để tránh sản phẩm bị làm giả trên thị trường; kiểm soát chặt chẽ không cho phép hàng ngoại chất lượng thấp tràn vào thị trường trong nước hoặc “mượn” xuất xứ Việt Nam để trung chuyển xuất khẩu, né thuế, chiếm đoạt các ưu đãi hay lách các hàng rào bảo hộ trong cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng gay gắt hơn.

Đã qua rồi thời kỳ hàng nội vô danh, ẩn danh hay mượn danh thương hiệu ngoại. Đã đến lúc hàng Việt và DN Việt Nam vươn ra, tự đến với người tiêu dùng bằng đôi chân, trí tuệ thông minh và bản lĩnh thương trường của chính mình.

Để xây dựng thành công thương hiệu Quốc gia trong khát vọng vươn xa đó, đòi hỏi sự đồng thuận và có tổ chức thống nhất chung trong sự đồng hành của Nhà nước với DN; sự kêt hợp chặt chẽ và hiệu quả bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường, xử lý hài hòa lợi ích DN với lợi ích cộng đồng quốc gia, dân tộc; tăng cường sự nhận biết và uy tín đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; xây dựng Việt Nam là một quốc gia có sức cạnh tranh cao về hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú và gắn với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”; hấp dẫn các nhà nhập khẩu, phân phối, đầu tư, các du khách, người lao động và người tiêu dùng cả trong nước, cũng như trên toàn thế giới..!

TS Nguyễn Minh Phong

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm