Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thuốc lá lậu: Làm thất thu ngân sách 10.000 tỷ đồng/năm

Thứ sáu, 26/06/2015 - 10:15

(Thanh tra) - Theo Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30 - 40%, tương đương trên 1 tỷ bao. Thuốc lá lậu xuất hiện lan tràn ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi toàn quốc, gia tăng cả về số lượng và chủng loại, làm thất thu ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng/năm.

Thuốc lá lậu làm thất thu ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng/năm

Nếu như trước đây thuốc lá lậu chủ yếu là Hero, Jet có giá khoảng 14.000 - 18.000 đồng/bao, thì thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại thuốc lá lậu giá rẻ, chất lượng kém như League, Luxyry, Cambo, Ram, Rainson, Mine, Gem có giá từ 2.700 - 4.000 đồng/bao; Golden Deer, Elephant có giá từ 5.000 - 5.500 đồng/bao…

Theo điều tra của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á được khảo sát, bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Lào, Úc, Philippines, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Hồng Kông, Malaysia, Brunei.

Thuốc lá lậu do trốn thuế nên có giá bán rẻ hơn nhiều so với thuốc lá sản xuất trong nước (cùng chủng loại, cùng phân khúc). Đặc biệt, thuốc lá nhập lậu không phải in cảnh báo sức khoẻ, không bị kiểm soát về hàm lượng Tar, Nicotine nên gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phân tích của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá cho thấy, thuốc lá lậu có một số độc tố cấm sử dụng, hàm lượng Tar, Nicotine vượt xa so với mức cho phép. Hai loại thuốc là nhập lậu nhiều nhất hiện nay là Jet và Hero có hàm lượng Tar là 19 - 20mg/điếu thuốc, Nicotine là 1,9mg/điếu, trong khi quy định hiện nay về hàm lượng Tar là 12mg/điếu, Nicotine 1,0mg/điếu.

Điều đáng nói là tình trạng nhập lậu, buôn bán thuốc lá lậu đã làm thất thu ngân sách Nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng/năm, ảnh hưởng tới việc làm và đời sống của 1,5 triệu lao động trong ngành.

Nhằm đẩy mạnh công tác chống buôn lậu thuốc lá, Vinataba đã kiến nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các bộ ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Trong đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành và địa phương, tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.

Vinataba cũng kiến nghị, các địa phương trong cả nước triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg đồng bộ và quyết liệt hơn. Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu. Đặc biệt là việc tăng cường công tác kiểm tra bày bán thuốc lá lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn…

Kiến nghị các cơ quan ban ngành địa phương có văn bản yêu cầu cán bộ, Đảng viên, công nhân viên làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước không hút thuốc lá lậu. Có những biện pháp để ưu tiên sử dụng sản phẩm hợp pháp, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hiện tại, mỗi năm Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá có khoảng 400 - 500 tỷ đồng, nhưng mới sử dụng khoảng 10% cho các hoạt động phòng, chống thuốc lá, các hoạt động truyền thông, xây dựng chính sách... chưa được sử dụng cho hoạt động chống buôn lậu thuốc lá. Vì vậy, Vinataba kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế nghiên cứu cơ chế tài chính cho phép trích khoảng 50% quỹ cho công tác phòng, chống thuốc lá nhập lậu. Vì thuốc lá nhập lậu có tác hại lớn hơn do trốn thuế, không kiểm soát được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng.

Đồng thời, Vinataba cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét giữ nguyên quy định cũ về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cảnh Nhật

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm