Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Dân
Thứ bảy, 24/08/2024 - 14:47
(Thanh tra) - Chuyên gia cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trải qua hàng chục năm đã có nhiều quy định trở nên lỗi thời. Chính vì vậy, cần cấp bách sửa đổi một cách toàn diện.
Chuyên gia cho rằng, Luật Thuế TNCN trải qua hàng chục năm đã có nhiều quy định trở nên lỗi thời. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Chưa kịp vui lương tăng đã lo giảm trừ gia cảnh
Luật Thuế TNCN ở Việt Nam được áp dụng từ năm 2007, trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Từ đó tới nay, Việt Nam áp dụng biểu thuế suất 7 bậc từ 5% đến 35% cho người làm công ăn lương.
Sau một số lần điều chỉnh, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế áp dụng hiện nay là 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Với biểu thuế này, các cá nhân có thu nhập cao đã phải đóng thuế ở mức thuế suất cao nhất là 35%.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều người cho rằng nhiều quy định trong luật đã lỗi thời, lạc hậu. Đặc biệt, từ ngày 1/7/2024, khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng cao thì thuế TNCN càng bộc lộ nhiều bất cập.
Nhiều người dân bày tỏ mong muốn khi mức lương đã tăng thì mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế đời sống.
Bên cạnh đó, một điểm bất hợp lý nữa là mức giảm trừ gia cảnh đang được áp dụng chung cho mọi người ở mọi vùng miền nên khiến cho những người lao động sống sống ở khu vực các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có cảm giác “bị thiệt” do phải chịu chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người như hiện nay là không sát với thực tế cuộc sống.
Bản thân chị có con nhỏ, chi phí hàng tháng thuê người trông đã rơi vào từ 5-7 triệu đồng/tháng. Chưa kể các khoản phí khác như ăn uống, điện nước… Đồng lương đã không đủ trang trải, lại phải dành một khoản để nộp thuế khiến chị rơi vào cảnh “thắt lưng buộc bụng”, chi tiêu dè dặt để đảm bảo cuộc sống ổn định,
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Bản thân tôi là viên chức Nhà nước, mọi chi tiêu trong gia đình, từ việc chăm sóc, thuốc thang cho ông bà đến nuôi con ăn học, sinh hoạt… đều trông cậy cả vào tiền lương hằng tháng.
Ở thời điểm hiện tại, dù thu nhập của vợ chồng tôi có tăng lên so với trước đây nhưng kéo theo đó là các loại chi phí khác cũng tăng lên đáng kể. Trong khi số tiền thuế TNCN cũng tăng lên do mức giảm trừ gia cảnh giữ nguyên”.
Sửa đổi Luật Thuế TNCN là vấn đề cấp bách
Trước thực trạng trên, rất nhiều người lao động đang mòn mỏi trông chờ luật sẽ sớm được sửa đổi. Tại chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội hồi tháng 5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống.
Đại biểu cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến hai năm nữa, nghĩa là đến năm 2026 mới được thông qua như đề xuất.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình cũng chỉ ra, cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế chỉ đang ở mức 132 triệu đồng/năm, tương đương 11 triệu đồng/tháng; biểu thuế lũy tiến từng phần cũng cần nghiên cứu điều chỉnh nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập (hiện nay phần thu nhập tính thuế đến 60 triệu/năm đã phải chịu thuế suất 5%.)
Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu sớm báo cáo Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Thuế TNCN theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao để phù hợp với yêu cầu, quy mô phát triển của đất nước và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, lý do chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh này do so với số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân hiện nay là 4,96 triệu đồng. Như vậy giảm trừ để nộp thuế là 11 triệu đồng cao hơn mức thu nhập bình quân 2,2 lần, trong khi ở các nước trên thế giới là dưới 1 lần.
Bên cạnh đó, CPI theo số liệu của Tổng cục Thống kê chưa đạt trên 20% để thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Bộ Tài chính hiện đang thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc sửa Luật Thuế TNCN là nhu cầu cấp bách hiện nay đối với lĩnh vực Thuế. Đồng thời, cần cải cách thuế TNCN một cách toàn diện, đảm bảo phù hợp, công bằng thì người lao động mới có thể tích cực chủ động đóng thuế.
Nói về những bất cập của Luật Thuế TNCN hiện tại, ông Thịnh chỉ ra, quy định khi nào CPI biến động trên 20% thì mới xem xét điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế là vô lý.
Bởi vì mức ngưỡng chịu thuế không chỉ chịu tác động bởi lạm phát. Hiện nay, kinh tế phát triển, GDP tăng trưởng, đời sống của người dân cũng ngày một sung túc, mức sống trung bình của người dân cũng nâng lên, thì chúng ta phải dựa theo mức sống trung bình tiên tiến của họ để đánh thuế thu nhập.
Đồng thời, ông Thịnh cũng chỉ ra, việc quy định 7 bậc thuế với các mức thuế suất từ 5 - 35% là chưa hợp lý, không cần thiết. 7 bậc là quá nhiều trong khi khoảng cách giữa các bậc quá hẹp, dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm, làm tăng số thuế phải nộp.
Ông Thịnh cho rằng, để có thể đưa ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên có một cuộc điều tra về mức sống trung bình của thành phố lớn cũng như của các hộ.
“Hiện nay lương phân chia theo vùng, nếu thuế tính theo vùng là tốt nhất. Còn không cũng nên tính theo mức cao nhất ở các đô thị lớn như HÀ NỘI, TP HCM để làm trục cho mọi người”, ông Thịnh nêu quan điểm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024 được xem là một năm thắng lợi lớn của nông dân Tây Nguyên, khi nhiều loại nông sản liên tục phá kỷ lục, lập đỉnh về giá. Không ít nông dân một bước lên đời, xây nhà khang trang, sắm ô tô xịn…
Ngọc Giàu
11:30 25/11/2024(Thanh tra) - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Quảng cáo Ngôi Sao Mới là đơn vị trúng gói thầu số 01 - tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024). Giá trúng thầu chỉ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước được hơn 30 triệu đồng…
Chu Tuấn - Quang Danh
19:53 24/11/2024Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Uyên Vân
Hương Trà
T.Vân
Ngọc Anh
Trần Trung
Lâm Ánh
Anh Minh