Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng giá vé xe buýt từ ngày 1/5

Thứ ba, 18/03/2014 - 16:08

(Thanh tra) - Chiều ngày 18/3, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết xe buýt sẽ tăng giá vé lượt và vé tháng từ 11% đến 43% từ ngày 1/5.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo đó, giá vé lượt cự ly tuyến dưới 25 km tăng từ 5 nghìn đồng lên 7 nghìn đồng; dưới hoặc bằng 30 km tăng  từ 6 nghìn đồng lên 7 nghìn đồng; trên 30 km tăng từ 7 nghìn đồng lên 8 nghìn đồng.

Đối với giá vé tháng, ưu tiên giảm 50% cho học sinh, sinh viên người cao tuổi, công nhân các khu công nghiệp với 1 tuyến tăng từ 45 nghìn đồng lên 50 nghìn đồng; liên tuyến từ 90 nghìn đồng tăng lên 100 nghìn đồng. 

Nếu đối tượng không được ưu tiên mua theo hình thức tập thể thì được giảm 30% giá vé tháng. Cụ thể: 1 tuyến thì có giá 70 nghìn đồng/tháng; liên tuyến 140 nghìn đồng/tháng. 

Với các đối tượng khác không được tưu tiên, giá vé tháng 1 tuyến tăng từ 90 nghìn đồng lên 100 nghìn đồng; liên tuyến tăng từ 140 nghìn đồng lên 200 nghìn đồng.

Lý giải căn cứ việc điều chỉnh giá vé, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho rằng, là do biến động tăng của các yếu tố đầu vào nên đơn giá bình quân cho 1 km vận doanh của 3 loại xe năm 2013 tăng 1.962 nghìn đồng so với năm 2012 và tăng 12.604 đồng so với năm 2016 dẫn đến chi phí cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng càng tăng.

Chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng năm 2012 hơn 1.535 tỷ đồng, năm 2013 hơn 1.861 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2012 và tăng 256% so với năm 2006.

“Trong 8 năm từ năm 2006 đến ngày giá vé được điều chỉnh 1 lần vào ngày 1/10/2012 tuy nhiên mức điều chỉnh giá vé vẫn chưa bù đắp được chi phí tại thời điểm năm 2012”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.

Cũng theo ông Linh, do thu ngân sách của TP thực tế giảm nhiều so với dự toán ngân sách năm 2013, còn mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội những năm gần đây đã tăng đáng kể. Cho nên, “nếu tiếp tục giữ nguyên giá vé thì sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân”.

Ông Linh khẳng định, dự kiến tăng giá đã có ý kiến của các sở, ngành liên quan, không phải tờ trình đơn phương của Sở Giao thông Vận tải và nằm trong lộ trình đã báo cáo từ năm 2012. Việc tăng vé không phải để tăng lương cho cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này mà để tăng chất lượng phục vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. 

Vị đại diện Sở Giao thông Vận tải cho biết thêm, từ việc điều chỉnh giá vé sẽ tạo nguồn kinh phí đầu tư đổi các loại xe buýt hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ; triển khai thí điểm lắp đặt camera giám sát trên các tuyến buýt. “Bên cạnh đợt điều chỉnh giá vé xe buýt lần này còn đưa ra những chính sách hấp dẫn hơn với người sử dụng sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực”.

Dự kiến năm 2014, từ nguồn tiền điều chỉnh giá vé, sẽ đưa vào đặt hàng có lộ trình 12 tuyến xe buýt không trợ giá tại khu vực Hà Nội mở rộng; thay mới 75 nhà chờ xuống cấp, phát triển thêm 35 nhà chờ xe buýt mới, cải thiện vị trí đứng chờ xe buýt cho hành khách.

Cùng với đó, thực hiện đầu tư cải tạo điểm chung chuyển Cầu Giấy, điểm trung chuyển Long Biên và đưa vào khai thác mới làn đường dành riêng và điểm chung chuyển xe buýt tại đường Hoàng Quốc Việt.  

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm