Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/07/2018 - 11:36
Tại dự thảo về biểu giá bán lẻ điện mới, Bộ Công Thương muốn giảm giá bán điện cho các cơ sở lưu trú du lịch về mức ngang bằng với giá áp dụng cho các cơ sở sản xuất. Điều này ước tính sẽ làm ngành điện hụt thu hơn 2.600 tỷ đồng. Vì thế, Bộ này muốn tăng giá điện cho sản xuất giờ thấp điểm để bù lại.
Giảm đáng kể điện cho cơ sở lưu trú du lịch
Dự thảo về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới do Bộ Công Thương soạn thảo muốn giảm giá bán điện cho các cơ sở lưu trú du lịch về mức ngang bằng với giá áp dụng cho các cơ sở sản xuất.
Nếu điều này được áp dụng, giá bán điện cho các khách sạn, biệt thự du lịch,... sẽ giảm đáng kể. Cụ thể, giá điện áp dụng cho các khách sạn, biệt thự du lịch,... giờ cao điểm hiện nay ở mức từ 3.923-4.233 đồng/số điện. Còn giá điện giờ thấp điểm từ 1.256 đồng đến 1.497 đồng/số điện.
Như vậy, giá điện cho khách sạn, biệt thự du lịch,... giờ cao điểm sẽ thấp hơn mức giá hiện hành tới hơn 1.300 đồng/số điện. Còn giờ thấp điểm và giờ bình thường, giá điện dự kiến cho đối tượng này sẽ giảm từ 300-800 đồng/số điện.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh giá bán lẻ điện của nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” ngang bằng với giá bán lẻ điện cho sản xuất làm doanh thu của EVN giảm hơn 1.800 tỷ đồng (số liệu năm 2016) và hơn 2.600 tỷ đồng (tương ứng sản lượng điện thương phẩm dự kiến năm 2018). Cho nên, EVN cho rằng cần thiết phải điều chỉnh tăng giá cho nhóm khách hàng sản xuất để bù đắp cho khoản giảm doanh thu này.
EVN đề nghị trước mắt giữ nguyên giá điện giờ bình thường và giờ cao điểm, chỉ tăng giá điện giờ thấp điểm.
Dự kiến, giá bán lẻ điện giờ thấp điểm của nhóm khách hàng sản xuất dùng điện cao áp tăng khoảng 68 đồng/số điện, nhóm khách hàng trung áp tăng giá giờ thấp điểm khoảng 78 đồng/số điện, nhóm khách hàng hạ áp tăng giá giờ thấp điểm khoảng 134 đồng/số điện.
Cân nhắc kỹ
Giảm giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch làm ngành điện giảm thu khoảng 2.600 tỷ đồng, nhưng phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, việc điều chỉnh giá điện theo dự thảo chỉ giúp doanh thu tăng thêm cho toàn ngành du lịch ước đoán được từ 480 tỷ đến 960 tỷ đồng.
Góp ý cho đề xuất này, Bộ Tài chính bày tỏ đồng tình áp dụng giá điện du lịch ngang bằng với giá điệ sản xuất, song đề nghị đánh giá kỹ việc tăng giá điện giờ thấp điểm. Bởi, việc áp dụng mức giá thấp cho giờ thấp điểm là để đảm bảo nguyên tắc khuyến khích sử dụng điện giờ thấp điểm, hạn chế sử dụng vào giờ cao điểm nhằm tránh quá tải, thiếu điện vào giờ cao điểm.
Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam lập luận, việc điều chỉnh tăng giá điện cho sản xuất trong giai đoạn hiện nay cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì việc tăng giá điện sẽ làm cho chi phí của DN tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh doanh của DN.
Giải trình lại các ý kiến góp ý, Bộ Công Thương bảo lưu quan điểm áp dụng giá bán lẻ điện của nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” bằng giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sản xuất.
Ngoài ra, do hiện nay, giá bán điện cho giờ thấp điểm thấp hơn nhiều so với giá bán lẻ điện bình quân (từ 52% đến 56%) nên có thể nghiên cứu để điều chỉnh tăng giá giờ thấp điểm của nhóm khách hàng sản xuất.
VCCI đề nghị “nên cân nhắc thêm các hiệu ứng của chính sách”. Dù rằng, VCCI thừa nhận việc điều chỉnh đối tượng khách sạn sang điện sản xuất có thể là chính sách giúp phát triển du lịch Việt Nam. Theo dự thảo, mức giảm giá điện dành cho khách sạn vào khoảng 37%. Với mức giảm giá tiền điện này, giá phòng khách sạn có thể giảm ở mức 0,65%.
VCCI nêu quan điểm: Theo kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới, giá điện công nghiệp luôn thấp hơn giá điện dành cho sinh hoạt và thương mại do chi phí để phân phối, truyền tải điện đến cho các khách hàng nhà máy thấp hơn so với chi phí để truyền tải, phân phối điện cho khách hàng dân cư và thương mại.
“Quyết định chuyển hay không chuyển nhóm sử dụng điện kinh doanh sang điện sản xuất nên dựa trên phân tích chi phí - lợi ích. Liệu lợi ích của việc giảm giá điện với ngành khách sạn có lớn hơn các chi phí đối với ngành điện, với nền kinh tế phải gánh chịu hay không”, VCCI nêu quan điểm.
(Theo Lương Bằng/VNN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình