Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/10/2013 - 10:42
(Thanh tra) - Tính đến đầu tháng 9/2013, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2012. Theo Bộ Công thương, chỉ số tồn kho giảm liên tục trong 7 tháng đầu năm đang nhích dần lên trong tháng 8 và 9, nhiều ngành sản xuất vẫn có chỉ số tồn kho tăng cao. Tiêu thụ chậm, tồn kho tăng… cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong vòng bế tắc và suy kiệt.
Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cùng thời gian này đạt 1.932.012 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, chỉ tăng 5,3%. Mức này tuy có cao hơn so với tháng 7 về trước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mọi năm. Các năm trước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ so với cùng kỳ thường tăng từ 20 - 24%, đến năm 2012 tăng 18% và 9 tháng đầu năm 2013 chỉ còn tăng 12,5%.
Chỉ số CPI tháng 8 và 9 tăng cao, nhưng tăng mạnh ở nhóm dịch vụ y tế và giáo dục, cộng với tăng giá xăng dầu, điện thời gian trước, trong khi thu nhập không tăng, lại càng làm cho người tiêu dùng phải tiết kiệm chi tiêu, khiến cho nhiều mặt hàng không thiết yếu ngày càng khó tiêu thụ, cho dù các công ty, siêu thị vẫn có nhiều chương trình khuyến mại để có thể kích thích sức mua. Vậy mà, sức mua vẫn yếu, mọi thứ vẫn như đang mắc kẹt. Sức tiêu thụ yếu, khiến nhiều nhà kinh doanh lao đao, thua lỗ, đóng cửa, phá sản.
Tiêu thụ là mục tiêu của đầu tư, sản xuất, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tiêu thụ giảm mạnh sẽ tác động tiêu cực, khiến cho đầu ra của các doanh nghiệp khó khăn, tồn kho tăng cao, phải giảm hoặc ngừng sản xuất. Doanh nghiệp bị co hẹp sẽ tác động không tốt tới tăng trưởng kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng, các doanh nghiệp của Việt Nam và những người làm công ăn lương hiện đang bước vào một thời kỳ khá khó khăn bởi các điều kiện chủ quan và khách quan đều trở nên căng thẳng hơn. Công ăn việc làm giảm, sức mua yếu hơn, nhu cầu đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng sản xuất giảm sút mạnh.
Thu nhập giảm đã khiến chi tiêu bị thắt chặt, làm cho cầu yếu, gây ra khó khăn cho các DN, phải ngừng sản xuất, phá sản, dẫn đến nhiều lao động mất việc làm và giảm thu nhập. Thu nhập giảm lại tác động làm cho tổng cầu suy giảm, cứ diễn ra liên tiếp chưa thoát ra được. Các dự báo cho biết, cuối năm nhu cầu tiêu dùng có tăng, nhưng không nhiều, dự kiến tổng mức bán lẻ năm 2013 tăng khoảng 13 - 14% so với năm 2012, tức là vẫn rất thấp.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đóng vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo... Ngoài ra, khu vực này đã tạo ra 40% cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư tham gia đầu tư, huy động các khoản tiền đang phân tán, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Nhưng thực tế, khu vực này đang đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức. Từ 2010 đến nay, có khoảng 250.000 đơn vị giải thể, ngừng hoạt động, số còn lại có đến 69% báo cáo thua lỗ, nợ thuế tăng cao, phải giảm mạnh công suất từ 30% - 50%. Điều này làm hàng triệu người mất việc làm.
Theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với khoảng 250.000 đơn vị giải thể và cắt giảm công suất, kéo theo ít nhất 5 triệu người mất việc, cộng với mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mới tham gia thị trường lao động khiến cho việc làm đang gặp khó khăn và thu nhập giảm thêm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình