Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 05/04/2021 - 20:46
(Thanh tra)- Theo Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả.
Mục tiêu đề ra của EVN là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần. Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.
Chuyển đổi thành doanh nghiệp số
Về cung cấp điện, EVN chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định.
Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ; phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEA
Đồng thời, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
Nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Phấn đấu đến năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.
Phát triển hệ thống điện phải đồng bộ, hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh
Theo định hướng đến năm 2045, EVN đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo. Tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường. Rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.
Vận hành hệ thống điện và thị trường điện an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam. Đảm bảo chi phí sản xuất và chi phí mua điện hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường điện.
Cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng tới việc cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trở thành doanh nghiệp có khâu kinh doanh và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nưởc đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ; xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất phù hợp với giá trị cốt lõi của EVN; thúc đẩy năng lực sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững, quá trình hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của Tập đoàn.
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Tập đoàn, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, chú trọng nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của EVN.
Bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực của EVN là chính, đồng thời phát huy hiệu quả của các nguồn lực bên ngoài…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên