Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nông sản ngoại sẽ tràn ngập thị trường

Thứ bảy, 22/02/2014 - 08:36

(Thanh tra) - Sau hội nhập WTO, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng trầm trọng do nhiều thách thức mới xuất hiện như: Khả năng tái sản xuất mở rộng giảm sút; rủi ro trong sản xuất tăng; ô nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường; tăng khả năng cạnh tranh các nước trong khu vực… Nếu không có giải pháp mang tính căn cơ thì nông sản ngoại sẽ tràn ngập thị trường, lấn áp nông sản nội.

Rau quả ngoại được dự báo sẽ tràn ngập ở các siêu thị tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (tăng diện tích đất, thâm dụng nước tưới để tăng vụ…). Sau một thời gian dài khởi sắc, tăng trưởng nông nghiệp đã bắt đầu chững lại trong thời gian gần đây, giảm từ 4,5% giai đoạn 1995 - 2000 còn 3,8% giai đoạn 2000 - 2005; rồi 3,4% giai đoạn 2006 - 2011 và chỉ còn 2,7% trong năm 2012. 

Không những thế, sản xuất nông nghiệp trong nước đang xuất hiện những khó khăn ngày càng trầm trọng do nhiều thách thức mới xuất hiện: Khả năng tái sản xuất mở rộng của nông dân giảm sút; rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tăng; ô nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường; các nước trong khu vực đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh…

Trong bối cảnh đó, nông nghiệp Việt Nam lại phải cạnh tranh với nguồn nông, thủy sản dồi dào từ nước ngoài tràn vào. Từ rau, củ quả đến thực phẩm tươi sống như: Thịt bò, thịt gà, thủy hải sản. Đáng nói, phát triển bấy lâu với một số mặt hàng nông sản có tiếng như: Cà phê, gạo, tôm, cá tra… bên cạnh việc thành công trong nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt thì cũng tồn tại sự thiếu gắn kết, hình thành vùng chuyên canh, vẫn là cảnh “tranh mua, tranh bán”.

Nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh yếu như: Rau quả, thức ăn, chăn nuôi... lại càng tỏ ra lép vế trước nhiều mặt nông sản ngoại vốn được đầu tư sản xuất, xuất khẩu rất chuyên nghiệp. Một thách thức nội tại nữa tồn tại đó là khoa học công nghệ kém phát triển, sản xuất còn manh mún... khiến không ít mặt hàng nông sản của ta “hụt hơi” trước nông sản ngoại. Cũng bởi nhiều khó khăn, thách thức và tồn tại trên, thị trường nông sản cũng như nông dân Việt Nam luôn rơi vào thế bị động.

Việc thương lái nước ngoài mua vét các loại nông sản làm nhiễu loạn thị trường sản xuất trong nước mặc dù đến nay đã có quy định thương lái nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông sản từ nông dân, có vi phạm quy định đã được các ngành chức năng xử lý, song vẫn khó dẹp bỏ được tình trạng thương lái nước ngoài “núp bóng”, lén lút thu mua nông sản.

Về góc độ kinh tế, hành động của các thương lái nước ngoài chỉ mang tính thời điểm, lúc khan hiếm thì đẩy giá cao, khi thì ép giá khiến nông dân thua lỗ. Dưới góc độ nông dân, các doanh nghiệp trong nước, từ sản xuất lớn đến sản xuất nhỏ, từ nông sản đến thủy sản thực sự chưa có sự gắn kết với nông dân. Không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, “đặt hàng”, cũng cảnh “tranh mua tranh bán”, cũng ép giá khi nguyên liệu dồi dào. Do đó, lẽ dĩ nhiên, thương lái nào mua giá cao sẽ bán mà không quan tâm nội, ngoại. Và hậu quả là, nông dân liên tục nếm “trái đắng” từ các thương lái nước ngoài.

Việt Nam đang dồn dập đàm phán hàng loạt hiệp định tự do thương mại như: TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), Việt Nam - EU, Liên minh Thuế quan với 4 nước Đông Âu... Trước bối cảnh này, Viện trưởng Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Đặng Kim Sơn nhận định, hàng loạt mặt hàng nông sản sức cạnh tranh cao của các nước khác sẽ tràn vào thị trường Việt Nam như: Bông, dầu ăn, thức ăn gia súc... Ngay cả các ngành Việt Nam có chút lợi thế cũng có khả năng bị lấn chiếm thị trường. Nếu chúng ta không có những giải pháp thật căn cơ ngay từ bây giờ thì người nông dân sẽ là thành phần chịu nhiều rủi ro nhất.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, khi tham gia vào TPP thì các mức thuế sẽ giảm nhanh và tiến về mức 0%, đòi hỏi nền nông nghiệp phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh. “Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh ghê gớm từ các cường quốc nông nghiệp, chăn nuôi như Hoa Kỳ, Đan Mạch...”. Ví dụ, khi gia nhập TPP thì thuế suất của thịt lợn sẽ về 0%, mặt hàng này có thể sẽ tràn rất mạnh vào Việt Nam thông qua hệ thống siêu thị, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn với ngành Chăn nuôi. “Ngay từ bây giờ, chúng ta phải tổ chức lại sản xuất để đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, tạo ra các bước đột phá trong nông nghiệp”, ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Bài, ảnh: T.An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm