Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Phê
Thứ năm, 11/02/2021 - 07:53
(Thanh tra) - Chỉ còn chưa đến 24 giờ nữa là đến thời điểm kết thúc Hội hoa Xuân Tân Sửu - 2020 (22 giờ ngày 11/2, tức 30 Tết Âm lịch), cũng là lúc người bán hoa phải thu dọn vệ sinh, trả lại hiện trường như cũ để chuẩn bị đón Giao thừa. Song, đến giờ này, tâm trạng của người bán hoa vẫn ngổn ngang…
Hoa cúc còn rất nhiều tại các Hội hoa Xuân ở miền Trung. Ảnh: N.P
Theo quan sát của chúng tôi, hoa Tết năm nay tại các địa phương ở miền Trung ít, các điểm bán hoa rất ít và sức mua cũng ít hẳn so với các mùa hoa Tết trước. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ảnh hưởng của thời tiết mưa lũ kéo dài làm cho quá trình ươm chọn giống, chăm sóc cây hoa cực kỳ vất vả; nhưng kết quả mang lại không như kỳ vọng.
Tại Đà Nẵng, mùa Tết năm trước, hoa tràn ngập các tuyến đường lớn như: Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Chí Công… thì năm nay vắng bóng nhiều điểm. Trung tâm TP Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn (Bình Định); các điểm bán hoa Tết cũng rất ít.
Tại các điểm bán hoa Tết, nhiều nhất là loại hoa như cúc, nơi thì trổ sớm nở xoè; có nơi mới chớm nụ phải chong đèn điện vào ban đêm để sưởi ấm, kích thích cho hoa nhanh nở. Còn mai vàng ở khu vực miền Trung nở rất chậm, đa số cây mới trổ búp không kịp nở rộ vào đúng những ngày đón Xuân như ý nguyện của người chơi hoa; nên bế tắc đầu ra.
Cộng vào đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm kinh tế, thu nhập suy giảm; rồi tâm trạng lo sợ lây lan trong cộng đồng rất cao; làm người chơi hoa e dè; dẫn đến sức mua trên thị trường hoa giảm mạnh; kể cả bán hoa chưng Tết và thờ cúng ông bà, tổ tiên…
Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Duy Tường (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết, vào vụ hoa Tết này anh đặt mua hơn 70 chậu mai vàng tại các huyện phía Nam của tỉnh với giá hơn 100 triệu đồng; rồi chuyển về Hội An bán từ ngày mùng Mười tháng Chạp đến nay gần 20 ngày, nhưng chỉ bán được 6 chậu trị giá gần 10 triệu đồng. Đã vậy, kẻ gian còn lợi dụng cơ hội nửa đêm lẻn vào khiêng 3 chậu mai; mất hơn 5 triệu đồng…
Anh Lê Văn Đ. bán hoa tại Khu trung tâm hành chính quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) buồn bã: “Với nhận định năm nay hoa Tết ở miền Trung khan hiếm, tôi đặt mua hơn 300 chậu đào từ phía Bắc vào và thuê quầy bán mong kiếm đồng lời tiêu Tết. Nay đã là chiều 29 Âm lịch, giá cả hạ xuống thấp hết cỡ mà đào vẫn ế ẩm do rất ít người tìm mua…”.
Cạnh đó là anh Nguyễn Văn Tình - chủ vựa quất với gần 500 chậu lớn, trị giá vài trăm triệu đồng. Anh Tình than thở: “Quất năm nay không cao to bằng năm trước nhưng trái vàng đều, lá xanh mịn trông cũng bắt mắt; nhưng đến chiều ni mà người mua rất hiếm, lỗ nặng cầm tay là chắc rồi…”. Để cứu vớt, anh Tình phải thuê xe vận chuyển bớt số lượng quất về các điểm ở huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành (Quảng Nam); hay các vùng quê khác để tìm khách bán. Chi phí tăng cao nhưng không biết có bán theo giá gốc được hết không?
Nỗi niềm nhất phải kể đến những người bán hoa cúc, vạn thọ, hướng dương, hường… Hoa đang trổ rộ thì từ 28 Tết đến nay trời lại chuyển mưa to, gió rét đánh cành, búp hoa tả tơi…
Theo tâm sự của người bán, đến chiều và tối 30 Âm lịch, nếu không bán hết hoa và trả lại mặt bằng đã thuê trước 22 giờ đêm, thì phải thuê xe vận chuyển về vườn cũ hoặc tập kết ra các điểm đầu nghĩa trang để bán cho những người đi viếng mộ vào mùng Một Tết để trang trí phần mộ; kiếm được đồng nào hay đồng ấy…!
Khu vực miền Trung trong ngày 29 Tết trời có mưa rải rác ban ngày, vào đêm rét lạnh. Dự báo ngày 30 Tết, thời tiết vẫn có mưa lạnh.
Đêm 29 Tết là đêm cuối của mùa hoa Tết năm nay. Đã bao đêm trường co ro trong rét lạnh để bán hoa mà vẫn chưa trọn vẹn, mừng vui, thắp nén nhang to toả khói thơm nghi ngút, bà N. bán hoa ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) ngước cổ lên cao thầm vái: “Lạy trời đất cho con ở lại thêm 1 đêm nữa thôi, cầu mong cho con bán được thêm nhiều hoa Tết mới có thời gian thu xếp về quê nhà, cùng gia đình, con cái kịp chào đón Giao thừa, cúng ông bà, tổ tiên…”.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên