Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những lưu ý khi thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước

Thứ hai, 02/09/2019 - 10:35

(Thanh tra)- Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước (DNTCKVNNN) là vấn đề rất quan trọng, cần thiết, bởi đây là bộ phận có vai trò rất lớn, động lực của nền kinh tế đất nước.

Ths Nguyễn Uyên Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung ương

Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị đã đề ra chủ trương từng bước mở rộng PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước theo khuyến nghị của Công ước của Liên hợp quốc về PCTN. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về trách nhiệm hình sự đối với DNTCKVNNN trong một số tội danh.

Xuất phát từ điều đó, Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả DNTCKVNNN nhằm thể chế chủ trương, đường lối của Đảng, Công ước của Liên hợp quốc về PCTN và thống nhất với Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng thời khắc phục tình trạng tham nhũng trong DNTCKVNNN hiện nay, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để Luật PCTN đi vào cuộc sống, cần lưu ý một số vấn đề sau.

Một là, về phạm vi DNTCKVNNN được Luật điều chỉnh:

Theo quy định của Luật, DNTCKVNN là các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước; tổ chức không phải là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, và tổ chức, đơn vị khác do nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của nhà nước và xã hội.

Theo đó, phạm vi của DNTCKVNNN bao gồm doanh nghiêp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế mà Nhà nước không nắm giữ 100% vồn điều lệ (Công ty TNHH, công ty cổ phần, công công ty hợp doanh, ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần); các tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội khác được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích (Hội Luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội người cao tuổi Việt Nam, Đoàn luật sư, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam...).

Hai là, các biểu hiện tham nhũng trong DNTCKVNNN theo Luật:

Theo quy định của Luật PCTN, các hành vi tham nhũng trong NDTCKVNNN thực hiện bao gồm: “Tham ô tài sản”; “Nhận hối lộ”; “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi” (Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật). Đây là hành vi của người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào cho NDTCKVNNN cố ý biển thủ tài sản, quỹ tư hoặc chứng khoán hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà người này được giao quản lý, với phạm vi thực hiện hành vi là “hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại”.

Tham ô tài sản trong DNTCKVNNN thường phát sinh từ quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức; giữa DNTCKVNNN với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước; giữa các DNTCKVNNN. Hối lộ trong DNTCKVNNN là việc cá nhân trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn trong DNTCKVNNN bất kỳ lợi ích (vật chất đến mức giá trị nhất định hoặc phi vật chất) nào để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Chủ thể của tội hối lộ trong DNTCKVNNN có thể là bất kể người nào. Hành vi hối lộ này thường phát sinh trong nội bộ DNTCKVNNN; trong quan hệ giữa DNTCKVNNN với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.

Trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, hối lộ có thể do doanh nghiệp, tổ chức tự nguyện hoặc do doanh nghiệp, tổ chức bị “yêu cầu trực tiếp” hoặc bị “nhũng nhiễu” dẫn đến buộc phải “hối lộ”. Nhận hối lộ trong DNTCKVNNN là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong DNTCKVNNN lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích vật chất đến mức quy định của pháp luật, hoặc phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Nhận hối lộ trong DNTCKVNNN thường phát sinh trong nội bộ DNTCKVNNN và giữa các DNTCKVNNN. Hành vi nhận hối lộ thường được biểu hiện ở các hành vi: Đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính từ nhân viên cấp dưới hoặc ứng viên dự tuyển của người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức để nhận họ hoặc bố trí họ vào vị trí công tác thuận lợi; đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính từ đối tác của mình để mang lợi ích cho họ và gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức của mình (Hành vi này thường được thực hiện bởi chủ thể là những người giữ cương vị quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức, người phụ trách nhân sự, kinh doanh…

Trên thực tế dạng hành vi này thường được gọi là nhận hoặc đòi “hoa hồng”, “lại quả”, “gửi giá”…). Tội môi giới hối lộ trong DNTCKVNNN là hành vi của của một người là trung gian giữa người nhận và đưa hối lộ trong DNTCKVNNN nhằm đạt được sự thự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Chủ thể của tội môi giới hối lộ trong DNTCKVNNN có thể là bất cứ người nào. Môi giới hối lộ trong DNTCKVNNN thường phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; giữa DNKVNNN với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và giữa các DNTCKVNNN với nhau.

Mọi DNTCKVNNN khi hoạt động, sản xuất, kinh doanh cần xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng

Ba là, các biện pháp PCTN trong DNTCKVNNN: Mọi DNTCKVNNN khi hoạt động, sản xuất, kinh doanh cần xây dựng văn hóa kinh doanh, lành mạnh không tham nhũng.

Cụ thể là: Ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp (Đó là chuẩn mực ứng xử phù hợp với đặc thù chuyên môn, nghề nghiệp của người hành nghề, người hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm liêm chính trong hành nghề, kinh doanh) đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình; ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; giám sát việc chấp hành pháp luật về PCTN của thành viên, hội viên; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức…

Riêng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, Luật quy định người dứng đầu có còn trách nhiệm:

(1) Tổ chức thực hiện việc công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện việc công khai, minh bạch.

(2) Kiểm soát xung đột lợi ích. Đó là rà soát, phát hiện, xử lý, loại bỏ những nguy cơ có thể dẫn đến xung đột lợi ích, là những yếu tố dẫn đến phát sinh những lợi ích cá nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người có nhiệm vụ, quyền hạn, cũng có thể từ việc thiếu công khai, minh bạch, thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực.

Luật quy định theo hướng: Cá nhân chủ động phát hiện; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện; xã hội tham gia phát hiện; cách thức phát hiện xung đột lợi ích là ban hành quy định về công khai, minh bạch những lợi ích cá nhân có nguy cơ xung đột với chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động; công khai việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và những quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức; loại bỏ xung đột lợi ích bằng cách loại bỏ một trong các bên lợi ích trong tình huống xung đột hoặc kiểm soát chặt chẽ tình huống xung đột, không để tình huống xung đột làm ảnh hưởng đến tính khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ.

Ths Nguyễn Uyên Minh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung ương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm