Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 19/01/2014 - 09:00
(Thanh tra) - Theo Bộ Công thương, hạn chế của Cuộc vận động là chưa có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể nên chưa “chẻ” được trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương. Hiện cả nước chỉ có 40 tỉnh, thành có Ban chỉ đạo nhưng cũng chỉ có 3 tỉnh có quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, đồng thời mới chỉ có 34 tỉnh, thành phố và 7 Bộ, ngành có báo cáo, vì vậy, cần phải xem lại cách tổ chức, chuyển từ cuộc vận động chung chung sang cuộc vận động có nghĩa vụ.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng có sức lan tỏa mạnh.
Thành quả của 4 năm…
Sau 4 năm triển khai Cuộc vận động của Bộ Công thương, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, 4 năm qua, các đơn vị trong ngành Công thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động, đồng thời có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai, thực hiện và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Thống kê sơ bộ từ khi Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động đến hết tháng 11/2013, các đơn vị thông tin truyền thông trực thuộc Bộ Công thương đã đăng tải được trên 1.000 tin, bài hưởng ứng Cuộc vận động, đã giúp doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của đơn vị mình rộng rãi trên cả nước (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động không nhỏ làm thay đổi hành vi, thói quen, văn hóa tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền cũng góp phần quan trọng giúp người tiêu dùng nhận thức đúng đắn hơn về thị trường hàng hóa nội địa, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tính đến nay, Bộ Công thương đã phê duyệt khoảng 505 đề án thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia với kinh phí Nhà nước hỗ trợ là hơn 493,3 tỷ đồng, trong đó có hơn 251 đề án phát triển thị trường trong nước, miền núi, biên giới hải đảo với tổng kinh phí được phê duyệt hơn 180 tỷ đồng (chiếm khoảng 49,7% về số lượng đề án và hơn 36,4% tổng kinh phí).
Nhìn lại để vươn tới
Bên cạnh những kết quả, quá trình thực hiện Cuộc vận động vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên các sản phẩm trong nước phải đối mặt gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Do đó, việc xây dựng và phát triển mở rộng hệ thống phân phối đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và vốn đầu tư khá lớn, điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, đặc biệt là kỹ năng chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm thực hiện xúc tiến thương mại nên hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao.
Một số Bộ, ngành và địa phương chưa thực sự vào cuộc, dẫn đến kết quả triển khai chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự đột phá. Trong khi đó, việc thông tin, tuyên truyền chưa thực sự tác động mạnh vào tâm lý, hành vi người tiêu dùng; vẫn còn một bộ phận người dân sính hàng ngoại, hàng hiệu nhập khẩu.Tại một số địa phương hoạt động triển khai vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận.
Để đẩy mạnh hơn nữa Cuộc vận động, Bộ Công thương cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về chủ trương của Cuộc vận động. Thường xuyên duy trì các chuyên trang, chuyên mục về Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng; hướng dẫn lồng ghép nội dung Cuộc vận động trong các hội nghị, các cuộc sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Cuộc vận động tại các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước.
Chính phủ cần tăng cường đầu tư, bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Cuộc vận động tại Thông báo kết luận 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị. Đồng thời, có ý kiến ủng hộ Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động.
Thay mặt Ban Chỉ đạo Cuộc vận động. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả của ngành Công thương trong việc triển khai Cuộc vận động năm 2013. Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, ngoài việc đặt trọng tâm vận động người dân phát huy tinh thần yêu nước, mua và sử dụng hàng Việt Nam, cần kết nối giữa lòng yêu nước của người dân với doanh nghiệp theo 3 trụ cột: Khuyến khích lòng yêu nước - Sản xuất hàng rẻ và tốt - Tăng cường truyền thông.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng bày tỏ sự ủng hộ Bộ Công thương trình Chính phủ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và đề nghị có đề án tuyên truyền riêng, gắn với truyền thông...
Anh Cát
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên