Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/11/2013 - 07:52
(Thanh tra) - Vậy là Chương trình bình ổn giá đã bước sang năm thứ mười. Phải thừa nhận là, từ khi Chương trình này ra đời, vai trò Nhà nước đã góp phần không nhỏ trong điều tiết thị trường, nhất là vào các dịp lễ Tết. Đặc biệt là góp phần lớn hỗ trợ an sinh. Tuy nhiên, mỗi nơi mỗi cách làm, cũng cho thấy, giá trị mà Chương trình mang lại chưa thật sự có ý nghĩa trọn vẹn…
Tất cả các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh đều có triển khai Chương trình bán hàng bình ổn giá.
Tại Hà Nội, kế hoạch cung ứng hàng Tết đã được Sở Công thương gửi đến cả các doanh nghiệp (DN) sản xuất và phân phối. Các DN bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo, xăng dầu, DN làng nghề và các chợ đều tham gia cung ứng hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết.
Đến thời điểm này, để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Giáp Ngọ 2014, Sở Công thương dự kiến tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Giáp Ngọ tăng khoảng 15 - 18% so với các tháng trong năm. Một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%.
Để đảm bảo nhu cầu này, Sở Công thương Hà Nội dự toán lượng lương thực phục vụ dịp Tết vào khoảng 65.000 tấn/tháng; 10.000 - 12.000 tấn lợn hơi/tháng; khoảng 6.000 tấn thịt và 6 triệu quả trứng gia cầm; 90.000 tấn rau củ quả.
Dự kiến các DN chủ đạo của Hà Nội cung ứng bánh mứt kẹo các loại khoảng 1.500 tấn tiêu thụ trong dịp Tết; rượu, bia, nước giải khát khoảng 100 triệu lít chủ yếu từ Tổng Công ty Rượu, bia nước giải khát, Công ty CP Thăng Long, Công ty Rượu Hà Nội, Công ty Bia Việt Hà...
Tuy nhiên, khi được hỏi về Chương trình, một bà nội trợ cho biết, vừa mua một chục trứng gà ta ở chợ giá 30 nghìn, nhưng mặt hàng này tại các siêu thị có giá gần 40 nghìn, dù đây là mặt hàng bình ổn giá. Có người đưa lý do vì hàng siêu thị phải chịu thuế 10%, trong khi ở chợ người bán không phải chịu thêm thuế. Đây là nghịch lý tồn tại nhiều năm qua không chỉ với mặt hàng trứng, mà còn với nhiều sản phẩm khác.
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, Vũ Vinh Phú cho rằng, Chương trình chưa để lại nhiều ấn tượng trong ý thức người tiêu dùng vì số lượng mặt hàng bình ổn chiếm quá ít trong cơ cấu hàng hóa là chưa hợp lý. Theo ông Phú, chỉ riêng tại Hà Nội, giá trị tiêu dùng bình quân là 5 nghìn tỷ/tháng, nhưng giá trị bình ổn chỉ 318 tỷ, chỉ chiếm 8%. Trong lúc nguyên tắc của bình ổn giá là phải có cơ cấu từ trên 50%, như vậy hàng bình ổn mới có thể dẫn dắt được thị trường.
Một số ý kiến khác còn chỉ ra rằng, Chương trình hiện nay đang làm theo quy trình ngược là hỗ trợ vốn cho khâu lưu thông. Để Chương trình bền vững, đã đến lúc cần có những thay đổi.
Trong khi đó, năm nay, TP. Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai Chương trình với quy mô lớn hơn các năm trước. Và cũng với một phương thức mới hơn.
Từ năm 2013 này, Chương trình không còn hỗ trợ lãi suất 0% cho các DN bán hàng bình ổn. Không còn ưu đãi vốn, nhưng DN bán hàng bình ổn đổi lại sẽ được hưởng lợi từ các chương trình quảng cáo của thành phố. DN chấp nhận lãi ít hơn, nhưng bù lại bán hàng được nhiều hơn. Chính vì vậy mà số lượng DN tham gia bán hàng bình ổn năm nay tăng thêm gần 30%.
TP. Hồ Chí Minh hiện đã có thêm 500 điểm bán hàng bình ổn giá. Nhìn chung, hàng bình ổn đã đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường. Tính đến hết tháng 10/2013, tại 24 quận huyện của thành phố, tất cả hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, tại khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp đã có 7.535 điểm bán hàng bình ổn giá, tăng 217 điểm so với tháng 7/2013.
Nhiều DN cho biết, đã tham gia Chương trình bình ổn liên tục thì uy tín thương hiệu được nâng lên rất nhiều. Thêm nữa là khi tham gia Chương trình, sản phẩm của DN được phân phối rộng khắp tại các điểm bán hàng bình ổn. Điều này cho thấy đã có sự liên kết trực tiếp từ nhà sản xuất đến thị trường, qua đó giảm được nhiều chi phí trung gian, góp phần làm giảm giá thành khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Cũng vì lẽ đó mà Chương trình tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các DN và người tiêu dùng do lượng hàng hóa được dồi dào, chất lượng đảm bảo và giá cả theo giá đã đăng ký, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm hàng, qua đó, góp phần cân đối cung cầu, giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ và giá cả tăng đột biến nhất là vào các dịp lễ Tết.
Hiện nay, không riêng gì TP. Hồ Chí Minh, mà nhiều tỉnh thành đã và vẫn tiếp tục triển khai Chương trình “Phiên chợ hàng Việt” tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các quận, huyện ngoại thành. Chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2013, “Phiên chợ hàng Việt” đã tổ chức tại quận 6, Bình Tân, Hóc Môn, Cần Giờ với quy mô bình quân khoảng 70 gian hàng/phiên, bình quân khoảng 50 DN tham gia mỗi phiên chợ, thu hút khoảng 103.000 lượt khách tham quan và mua sắm, đạt tổng doanh thu khoảng 15,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chương trình bình ổn tại TP. Hồ Chí Minh cũng gặp phải một vấn đề chung như nhiều địa phương khác là có đến 80% hàng bình ổn tập trung ở nội thành. Ở khu vục nông thôn, chỉ thưa thớt vài mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, dầu ăn. Điều này đồng nghĩa, người tiêu dùng ở vùng ven và nông thôn chưa được hưởng lợi từ Chương trình. Đây là một hạn chế mà Chương trình bình ổn cần khắc phục.
Thái Bảo Thụy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC