Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều rào cản khi đưa đường vào kênh bán lẻ hiện đại

Thứ sáu, 08/12/2017 - 09:52

(Thanh tra)- Chia sẻ thẳng thắn từ một chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong ngành bán lẻ hiện đại, muốn “vào” được kênh bán lẻ này, các doanh nghiệp (DN) hiểu rằng phải “đảm bảo” được 20 điều khoản mà các siêu thị đưa ra. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán lẻ đường bị “đẩy” lên cao hơn so với giá trị thực.

Giá đường bị đẩy lên khi đến tay người tiêu dùng tại siêu thị. Ảnh: ttcsugar.com.vn

Theo báo cáo của Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, tồn kho đường ở nhà máy và DN hiện vẫn còn rất cao, tại nhà máy là 674.000 tấn, tại các công ty kinh doanh là 43.000 tấn. Mặc dù giá giao tại nhà máy chỉ còn 14.000 - 15.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ tại các siêu thị vẫn dao động từ 19.000 - 23.000đ/kg. Ở chợ và cửa hàng bán lẻ có thấp hơn một chút.

Theo tính toán thì giá bán lẻ đường cho người tiêu dùng từ nhà máy cộng thêm các chi phí, thuế... chỉ khoảng 17.000 - 18.000 đồng là hợp lý. Với giá đó vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, vừa giải quyết nhanh tồn kho đang đọng lại tại các nhà máy.

Nhiều ý kiến chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân khiến nhiều năm nay giá đường vẫn luôn ở tình trạng cao vô lý như vậy. Trước hết, theo kiểm tra của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì có hiện tượng các đại lý, thương lái, thậm chí một số nhà máy găm hàng tồn kho chờ giá lên.

Mặt khác, đường nhà máy không đến thẳng được khâu bán lẻ mà phải qua nhiều đại lý cấp 1, cấp 2 trung gian, cộng thêm các chi phí ở khâu bán lẻ như chiết khấu và các chi phí khác, làm cho giá bị đẩy lên cao. Tại một cuộc họp chuyên đề giải quyết bài toán sản xuất, phân phối mặt hàng đường, các nhà bán lẻ từng nói: “Chúng tôi không mua được trực tiếp tại các nhà máy, phải qua các đại lý cho nên giá bán là như vậy”.

Còn theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì “đúng là có hiện tượng găm hàng đầu cơ đợi giá, hiện tượng thương lái, đại lý mua gom để trục lợi, phải kiểm tra để chấn chỉnh, xong việc DN sản xuất đàm phán để tiêu thụ đường với các siêu thị không phải là dễ".

Một cựu lãnh đạo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết: “Muốn đưa được đường vào siêu thị phải đàm phán đến 20 điều khoản mà các siêu thị đưa ra, từ chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn trước, chiết khấu đơn hàng khai trương, chiết khấu thanh toán đúng hạn, thưởng theo doanh số bán hàng cho siêu thị, đến việc chậm thanh toán tiền hàng, hỗ trợ vận chuyển, khuyến mãi cho siêu thị... Chính vì vậy, các DN sản xuất đường đã nản lòng khi tìm con đường vào kênh bán lẻ hiện đại. Điều quan trọng là mức giá bán lẻ dâng cao vô lý do các nguyên nhân trên thì người trồng mía cũng không được hưởng, còn người tiêu dùng bị “móc túi” vô lý mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng”.

Muốn giải quyết bài toán trên, cần phải thiết lập chuỗi phân phối đường hiệu quả hợp lý, bỏ trung gian, đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ. Quyết định 27/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổ chức đề án trong nước, vẫn còn nguyên tính thời sự: “Các nhà sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá bán của hàng hóa”. Tinh thần của quyết định này yêu cầu nhà máy đường phải tổ chức đại lý ở hệ thống bán lẻ, không tổ chức mua đứt bán đoạn như hiện nay, dễ nảy sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiêu thụ.

“Làm được những điều như trên, cộng với những chính sách về phát triển ngành mía đường của Chính phủ, trong thời gian sắp tới, cần bỏ chính sách bảo hộ đường để các đơn vị sản xuất phải tự vươn lên, thì chắc chắn sản phẩm đường của Việt Nam sẽ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng ở thị trường nội địa, phục vụ tốt cho ngành sản xuất công nghiệp thực phẩm và tiêu dùng lẻ của các hộ gia đình”, ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhấn mạnh.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm