Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/01/2017 - 09:52
(Thanh tra) - Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2016, sản xuất sắt thép trong nước tăng trưởng cao. Tuy nhiên, cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sắt thép nội địa và tiếp tục là ngành nhập siêu lớn.
Năm 2017 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn với ngành sản xuất thép trong nước (ảnh nguồn: Internet)
Năm 2016, lượng sắt thép thô đạt 5.154,3 nghìn tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ; thép cán đạt 5.351,5 nghìn tấn, tăng 26,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 4.702,9 nghìn tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ.
Với năng lực sản xuất hiện tại, Bộ Công thương đánh giá ngành thép Việt Nam có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu phôi thép, thép xây dựng và thép cán nguội cho nhu cầu trong nước (khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm).
Tuy nhiên, chủng loại thép tấm cán nóng là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội, tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, có nhu cầu lớn (khoảng 10 triệu tấn/năm) trong nước lại chưa sản xuất được, hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Thép đạt 2,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 9,1 tỷ USD. Như vậy, trong năm 2016, ngành Thép trong nước đã nhập siêu tới 6,7 tỷ USD.
Cũng theo VSA, Việt Nam thậm chí nhập khẩu cả những mặt hàng trong nước còn dư khả năng sản xuất. Cụ thể như: Phôi thép nhập khẩu là hơn 1,1 triệu tấn, chiếm 12,6% thị phần phôi cả nước; tôn mạ và sơn phủ màu đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng 30,7% so với năm 2015 và chiếm tới trên 50% thị phần nội địa; thép hợp kim nhập khẩu hơn 8,1 triệu tấn; trong đó có khoảng 1,9 triệu tấn thép dài có thể đã được sử dụng như thép xây dựng thông thường.
Bình Yên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên