Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao tính minh bạch sản phẩm

Thứ ba, 23/07/2013 - 07:27

(Thanh tra)- Truy xuất nguồn gốc (TXNG) điện tử là dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp mới, đang kỳ vọng thay đổi phương pháp TXNG cũ bằng cách ghi chép thủ công. Qua đó giúp quản lý TXNG nông sản một cách minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nếu TXNG điện tử được áp dụng rộng rãi, người tiêu dùng sẽ có thể tự TXNG sản phẩm. Ảnh: Tràng An

Hiện nay, đa số DN xuất khẩu của Việt Nam đã và đang thực hiện TXNG bằng ghi chép trên giấy theo yêu cầu một bước trước, một bước sau. Nghĩa là DN tự đặt mã số nội bộ về truy xuất cho mỗi lô hàng, sau đó in mã số đó vào góc bao bì sản phẩm theo thỏa thuận với người mua (nhà nhập khẩu). Và, khi có yêu cầu báo cáo xuất xứ thì DN nhập khẩu sẽ gửi file copy mã số của thùng hàng về cho nhà xuất khẩu. Từ đó DN xuất khẩu quay lại tìm các thông tin trong các giấy tờ cũ và lập báo cáo TXNG gửi sang cho nhà nhập khẩu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cách làm này thiếu tính minh bạch, bởi chỉ trong trường hợp các nhà nhập khẩu yêu cầu có báo cáo TXNG thì việc TXNG mới được thực hiện. Do đó, khó kiểm chứng độ trung thực, chính xác của thông tin truy xuất. Còn người tiêu dùng vẫn không biết về thông tin sản phẩm mà họ mua. Không những thế, còn mang nhiều rủi ro, bởi chỉ có DN sản xuất đọc và hiểu được mã số TXNG của sản phẩm. Chưa kể đến thời gian lưu trữ thông tin về TXNG (tùy loại sản phẩm từ 6 tháng đến 2 năm) dễ đối mặt với rủi ro về hỏa hoạn, mối mọt.

 Ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc Dự án Traceverified cho biết, dự án do Cty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc Ký Hải Đăng thực hiện, với mục đích nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của các nhà xuất khẩu Việt Nam với TXNG điện tử. Cải thiện khả năng tiếp cận của DN với dịch vụ kiểm nghiệm tại chỗ. Đồng thời, giúp quảng bá và nâng cao nhận thức của các bên liên quan (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà máy chế biến, trại nuôi) phát triển thị trường.

Theo ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch, minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức TXNG điện tử là một trong những cách làm hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như: Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây cũng là nội dung chương trình trị giá 216 tỉ đồng nằm trong hợp phần Hỗ trợ phát triển của Chính phủ Đan Mạch nâng cao năng lực cho khối DN tư nhân Việt Nam.

Phó Giám đốc Dự án Traceverified Lý Hoàng Hải cho biết, dự án này nhằm xây dựng, cung cấp cho các chuỗi liên kết thủy sản, nông nghiệp thông tin TXNG điện tử, dịch vụ quản lý phòng thí nghiệm và nâng cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật viên. Hình thức này sẽ được số hóa thông tin lưu trữ trên hệ thống máy tính với mã số TXNG từng lô hàng, theo các tiêu chuẩn quốc tế và thông tin sẽ được truy xuất nhanh, ở mọi lúc, mọi nơi như trong hệ thống phân phối, tại cửa khẩu...

Mặc dù, Dự án Traceverified đã thực hiện hỗ trợ miễn phí từ tháng 10/2012 đến hết năm 2014, nhưng đến nay mới chỉ có 14 DN tham gia, chủ yếu là các DN thủy sản.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), do các DN ngại minh bạch thông tin và chỉ tham gia khi đối tác yêu cầu.

Các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có những quy định và chế tài bắt buộc các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ tham gia hình thức TXNG điện tử để công khai, minh bạch hóa thị trường nông sản. Đồng thời, sẽ giúp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là một giải pháp đồng bộ với các giải pháp khác nhằm nâng cao công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng có quyền được truy nguyên độ an toàn của sản phẩm và lựa chọn sản phẩm an toàn.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm