Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 03/01/2016 - 10:03
(Thanh tra) - Các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, năm 2016 và các năm tiếp theo, sẽ có làn sóng mới trong thu hút FDI, riêng trong năm 2016 ước thu hút khoảng 24 - 26 tỷ USD. Vốn giải ngân ước đạt từ 15 - 16 tỷ USD. Đáng chú ý, cơ hội thu hút FDI từ các nước thành viên TPP và cả các nước ngoài TPP sẽ rất lớn.
Sẽ có làn sóng mới về thu hút FDI trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Ảnh: TQ
Dự báo về thu hút FDI trong năm 2016, GS .TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng, có khả năng sẽ cao hơn năm 2015 khoảng 3 - 4 tỷ USD. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định TPP hình thành là cơ hội tốt để thu hút FDI, điều cốt lõi là chúng ta tận dụng cơ hội đó như thế nào. Vốn giải ngân trong giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 18 tỷ USD/năm.
Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, kết quả thu hút FDI trong năm 2015 rất khả quan về số lượng cũng như chất lượng. Kết quả này cho thấy, môi trường đầu tư của chúng ta ngày càng được cải thiện, mặc dù chưa thực sự “hoàn hảo”. “Các D.A FDI đang ngày càng có sức lan tỏa trong nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã và đang đóng vai trò hỗ trợ cùng các DN FDI phát triển, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ”, GS. TSKH Nguyễn Mại khẳng định.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến cuối năm 2015, đã có 8 nước ASEAN bao gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia đầu tư FDI vào Việt Nam. Các nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, với trên 2.700 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký 56,85 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Hơn nữa, so với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn là quốc gia có nhiều lợi thế thu hút đầu tư nhờ nền tảng chính trị ổn định, hạ tầng giao thông, chính sách thu hút đầu tư được cải thiện mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam liên tục đưa ra cam kết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động.
Chuyên gia kinh tế trưởng Shang-Jin Wei của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với làn sóng cạnh tranh trực tiếp từ một số thành viên TPP về chi phí sản xuất thấp. Trong đó, luồng vốn đầu tư FDI vào những ngành công nghiệp sử dụng lao động chi phí thấp như dệt may và giày dép sẽ bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Việt Nam.
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho rằng, TPP là một hiệp định kiểu mẫu của thế kỷ 21, với mức độ sâu hơn, rộng hơn WTO về các lĩnh vực cắt giảm các dòng thuế; tăng cường quy định liên quan đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường minh bạch trong cạnh tranh; các vấn đề về lao động…
Do đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên TPP sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Từ đó kéo theo dòng vốn đầu tư vào Việt Nam của các nước trong khối TPP và cả các nước ngoài khối. Các nhà đầu tư ngoài khối TPP sẽ đầu tư vào Việt Nam nhằm hưởng lợi ưu đãi thuế quan.
Không chỉ đầu tư trực tiếp, theo giới phân tích, việc tham gia vào TPP cũng có tác động đến nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Theo ông Phan Hữu Thắng, làn sóng M&A tại Việt Nam đang gia tăng, các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại các doanh nghiệp trong nước gia tăng đáng kể. Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ càng thúc đẩy làn sóng M&A vào Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, năm 2016 và các năm tiếp theo, sẽ có làn sóng mới trong thu hút FDI, riêng trong năm 2016 ước thu hút khoảng 24 - 26 tỷ USD. Vốn giải ngân ước đạt từ 15 - 16 tỷ USD.
Tuy nhiên, TPP một mặt đem vốn FDI vào Việt Nam và giúp công nghiệp phụ trợ phát triển, nhưng nó cũng trở thành đối thủ lớn nhất khiến các công ty nội địa nếu không có quy mô lớn và công nghệ hiện đại sẽ khó có thể tồn tại.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC