Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mua nhà tái định cư, coi chừng sập bẫy!

Thứ ba, 08/04/2014 - 22:46

(Thanh tra) - Số tiền hơn 1.300 tỷ đồng vừa được UBND TP. Hà Nội quyết định ứng vốn năm 2014 của Quỹ phát triển đất TP cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở tái định cư (TĐC) . Theo đó, với số lượng nhà TĐC rất lớn sẽ được xây dựng trong nay mai và nhu cầu chuyển nhượng cũng sẽ nhiều. Do vậy, bài học cảnh giác bị sập bẫy khi mua nhà TĐC ở thời điểm chưa được cấp sổ hồng lại được các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo.

Khu nhà TĐC đang giai đoạn xây thô ở quận Hà Đông, Hà Nội.

Bài học mua nhà tái định cư Nam Trung Yên (Hà Nội)

Theo quy định, người được mua nhà TĐC phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (ngoại trừ một số trường hợp được cơ quan chức năng cho phép trả dần trong thời hạn nhất định) mới được bàn giao căn hộ. Quy định là vậy, nhưng trên thực tế thời gian qua, nhiều người có suất nhà TĐC mặc dầu vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, vẫn được nhận nhà và bán lại cho người khác. Điều đáng nói là, TP chỉ cấp giấy chủ quyền nhà (sổ hồng) cho chủ hộ TĐC. Chỉ khi nào giấy này được cấp rồi hai bên mua - bán mới ra công chứng làm thủ tục sang tên. Quy định là vậy, song thời gian qua trên địa bàn TP. Hà Nội đặc biệt là khu TĐC Nam Trung Yên đã diễn ra tình trạng mua bán vi phạm pháp luật: Mua bán nhà trên giấy, giao kèo bằng giấy viết tay, đặc biệt trên các trang mạng của các sàn giao dịch bất động sản, các trung tâm môi giới nhà đất đăng tải nhan nhản các địa chỉ bán nhà TĐC khi chưa có sổ hồng với các cam kết thực hiện trọn gói. Nhiều khách mua nhà TĐC do thiếu hiểu biết về pháp luật đã “khóc ra tiếng Mán” khi phải tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian theo đuổi để hợp thức hóa cho được tên mình là chủ sở hữu mới của một căn hộ TĐC. Rất nhiều trường hợp người mua lại suất TĐC bị lật kèo hoặc bị chủ nhà cũ đòi thêm tiền, mặc dù, trước đó họ cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sở hữu mà không đòi hỏi gì thêm. Có nhiều trường hợp căn hộ TĐC sang tay nhiều người, chủ sở hữu sau khi bán được suất TĐC đã chuyển đi tỉnh khác, thậm chí đi ra nước ngoài hoặc định cư ở nước ngoài. Vì vậy, tìm được chủ cũ để hoàn tất thủ tục mua bán quả là một chặng đường quá nhiêu khê. Đó là lý do mà nhiều khách hàng mua lại suất nhà TĐC đã phải nuốt cục tức vào bụng để rồi phải chấp nhận “ném lao lại phải theo lao”.

Tôn trọng pháp lý, tránh được rủi ro

Sau hàng loạt các địa chỉ rao bán nhà TĐC ở khu Nam Trung Yên, ở các khu nhà N4A, N4B, N4C đường Lê Văn Lương Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính cũng đã rao bán hàng loạt các căn hộ có diện tích từ 65 đến 75m2 với giá gốc của căn hộ từ 12 đến 15 triệu đồng/m2 tùy theo tầng và được trả dần trong nhiều năm.Với vị trí tòa nhà hấp dẫn, giá tiền vừa phải, diện tích căn hộ trung bình phù hợp với nhu cầu nhiều người tiêu dùng, nhiều người đã tìm đến các khu nhà TĐC. Do bị lóa mắt trước lời chào mời quảng cáo hấp dẫn của các sàn giao dịch, nhiều người không nhận ra rằng: Rất ít người bán nhà TĐC thuộc diện được trả góp tiền nhà trong nhiều năm, hầu hết họ đều phải thanh toán một lần mới được nhận bàn giao sổ. Ngoài ra, còn có những suất TĐC đặc thù, đó là những người thuộc diện đền bù giải tỏa sẽ được bốc thăm căn hộ, nhưng một phần căn hộ vượt quá diện tích tiêu chuẩn TĐC thì phần diện tích này có thể phải chi trả từ 28 đến 30 triệu đồng/m2 tùy vị trí nhà. Vì vậy, giá tiền cho một căn hộ TĐC trong trường hợp này cũng không phải là ít. Trong trường hợp này, những người có nhu cầu mua lại suất nhà TĐC cần hiểu: Sau khi được bốc thăm căn hộ, họ phải đóng số tiền còn thiếu so với quyết định nhận đền bù, mới được phép nợ. Dù người mua suất và đóng hết 100% số tiền gốc, theo quy định của Luật Đất đai thì sổ hồng vẫn được cấp cho người có đất bị thu hồi. Tiếp theo đó, hai bên mới làm thủ tục sang nhượng.

Từ trước đến nay, phần đa những vụ mua bán suất nhà TĐC khi nhà chưa xây, đang xây hoặc xây xong mà chủ nhà chưa được cấp sổ hồng đều thực hiện theo dạng ủy quyền. Việc mua bán như thế có hợp pháp không, rủi ro nhiều không? 

Những băn khoăn này được Luật sư M. Thân, Giám đốc Công ty Luật MTON Việt Nam chia sẻ: Mua bán nhà TĐC dưới dạng là ủy quyền, cụ thể ủy quyền đại diện bốc thăm nhận nhà TĐC, ủy quyền đóng tiền nhà, ủy quyền nhận giấy tờ nhà cho người đứng tên TĐC hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà... tất cả các trường hợp này đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Theo quy định của Bộ luật Dân sự về ủy quyền, thì ủy quyền sẽ chấm dứt hiệu lực khi: Bên ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền, người ủy quyền chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 

Như vậy, việc mua bán, chuyển nhượng suất nhà TĐC như đã từng diễn ra ở các điểm nóng: Khu TĐC Nam Trung Yên, Trung Hòa Nhân Chính... đều ẩn chứa các nguy cơ rủi ro cao mà phần thiệt hại thuộc về người mua. Để tránh rủi ro cho người mua và lập lại trật tự cho thị trường mua bán nhà TĐC, mới đây, UBND TP. Hà Nội vừa thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra việc quản lý quỹ nhà ở TĐC và công tác thu, nộp tiền bán, cho thuê nhà TĐC trên địa bàn TP. Hà Nội. Bà Lê Thị Toan, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội được cử làm tổ trưởng tổ công tác liên ngành.

Bài, ảnh: Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm