Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/03/2015 - 16:50
(Thanh tra)- Dư luận còn chưa hết bức xúc vì gần 2 tháng nay, mì Hảo Hảo của Vina Acecook tăng giá thì giới truyền thông lại đưa tin “rầm rộ” vụ mì Hảo Hảo tố mì Hảo Hạng xâm phạm nhãn hiệu. Phải chăng Hảo Hảo đang tạo scandal để “lấp liếm” việc tăng giá?
Không còn mì Hảo Hạng trên các siêu thị lớn. Ảnh: Chu Tuấn
Mì Hảo Hạng không có trên thị trường?
Ngày 5/3/2015, truyền thông rầm rộ đưa tin vụ mì Hảo Hảo tố mì Hảo Hạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khiến dư luận không khỏi thắc mắc mì Hảo Hạng là của “đại gia” mì gói nào.
PV Báo Thanh tra đã thực hiện một cuộc khảo sát tại một số tỉnh, TP để nhận diện thương hiệu mì Hảo Hạng. Tuy nhiên, hàng loạt hệ thống siêu thị đều không có loại mì này. Cụ thể như: Siêu thị Từ Sơn - Bắc Ninh; siêu thị Intimex, Vinmart, Sapo Mart tại Hà Nội; siêu thị Co-opmart, BigC tại Đà Nẵng; siêu thị Co-opmart Nguyễn Kiệm, BigC Gò Vấp tại TP Hồ Chí Minh; siêu thị Co-opmart tại Bạc Liêu... Kết quả, những hệ thống siêu thị lớn này đều không có mì Hảo Hạng.
Tìm hiểu trên các chợ, cửa hàng truyền thống tại các quận 1, 3, 12, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) thì rất ít cửa hàng còn mì Hảo Hạng. Tuy nhiên, giá mì Hảo Hạng đang thấp hơn mì Hảo Hảo khoảng 500 - 700 đồng/gói và tình trạng khan hàng mì gói Hảo Hảo vẫn tồn tại.
Tại sao mì Hảo Hảo “chậm trễ” tranh chấp
Ngày 3/2/2015, Vina Acecook có văn bản gửi Asia Foods nêu rõ: Ngày 26/1/2015, Cty có phát hiện trên thị trường lưu hành loại mì ăn liền do Cty Asia Foods sản xuất dưới nhãn hiệu “Hảo Hạng” dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo” của Vina Acecook. Thông báo cũng nêu: Cty Acecook Việt Nam hiện là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa “Hảo Hảo” số 62360 từ năm 2003 tại Việt Nam cho sản phẩm mì ăn liền thuộc nhóm 30; đề nghị Asia Foods ngừng sản xuất, mua bán sản phẩm trên; thu hồi, tiêu hủy những sản phẩm đã tung ra thị trường và còn tồn…
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Nhãn hàng Asia Foods cho biết, nhãn hiệu mì Hảo Hạng tôm chua cay được tung ra thị trường từ năm 2006. Đến tháng 1/2015, Asia Foods tung sản phẩm có cải tiến bao bì dựa trên nhãn hiệu đã đăng ký ra thị trường và nhận được thông báo của Vina Acecook cho rằng sản phẩm có nhiều điểm tương tự mì Hảo Hảo tôm chua cay của Vina Acecook, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. “Asia Foods đã có văn bản phúc đáp, khẳng định không nhái nhãn hiệu vì Asia Foods đã xác lập được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Quan điểm của Asia Foods là không muốn tranh chấp trong những việc có liên quan đến pháp lý nên ngay sau khi Vina Acecook gửi thông báo, chúng tôi cho thiết kế lại mẫu bao gói mì Hảo Hạng (quay về mẫu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa) và ngưng sản xuất theo mẫu mà Vina Acecook cho rằng gây nhầm lẫn”, ông Cường nhấn mạnh.
Ngày 12/2/2015, Vina Acecook và Asia Foods gặp nhau để bàn bạc. Kết quả không đạt được theo mong muốn của Vina Acecook. Tuy nhiên, Asia Foods thông báo về thiện chí của mình là đã chủ động thay đổi bao bì, lấy lại bao bì Hảo Hạng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp phép năm 2006 và sẽ tiến hành đăng ký mẫu mã cải tiến với Cục trong thời gian sớm nhất rồi mới sử dụng để tránh tranh chấp.
Vụ “lùm xùm” tưởng chừng như có thể kết thúc tại đây vì Asia Foods đã chủ động thay đổi bao bì, lấy lại bao bì Hảo Hạng cũ (không giống bao bì của mì Hảo Hảo). Khoảng 1 tháng sau, khi dư luận đang quan tâm tới việc mì Hảo Hảo tăng giá, khan hàng thì lập tức Vina Acecook quay ra tố Asia Foods vi phạm nhãn mác. Truyền thông đưa tin vụ việc này và dường như việc Hảo Hảo tăng giá không còn ai quan tâm?
Đến thời điểm này, phía Asia Foods vẫn chưa chính thức có văn bản phản hồi những thông tin mà giới truyền thông nêu trong những ngày qua. Tuy nhiên, sự vụ này cũng là bài học cho các doanh nghiệp phải cẩn trọng trong việc thay đổi, cải tiến nhãn hiệu đã đăng ký; doanh nhiệp tồn tại và phát triển hay biến mất phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng…
Thiết nghĩ, trong điều kiện kinh tế còn ở giai đoạn khó khăn, đời sống người dân còn vất vả, việc đặt quyền lợi của người dùng lên trước nhất, cao nhất, bằng cách: Đảm bảo chất lượng, giữ giá, giảm giá… mới là sự thể hiện gần gũi, thiết thực nhất cho các khái niệm đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, vì cộng đồng… mà không ít doanh nghiệp luôn dùng làm “câu cửa miệng”.
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh