Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lộ diện 10 đội lọt vào chung kết

Thứ năm, 01/08/2019 - 16:08

(Thanh tra) - Ngày 31/7, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức công bố danh sách 10 đội lọt vào chung kết Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu (Viettel Advanced Solution Track 2019) sẽ được tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 15/8/2019 tới.

Danh sách 10 đội lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu.

Đây là các đội thi có ý tưởng/sản phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn trong số hơn 200 bài dự thi của các nhà khởi nghiệp đến từ 10 quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có nhiều ý tưởng/sản phẩm được lựa chọn nhất với 5 dự án trong các lĩnh vực: Viễn thông, Giáo dục, IoT, và Thương mại điện tử (gồm Graam, VVN, Appa, Vuihoc, MultiGlass). Các sản phẩm còn lại đến từ các quốc gia gồm: Agrobot (Tanzania), TiMobile (Timor Leste), Ipfication (Peru), Innova Solutions - Unifun (Mozambique) và LaundryKH (Cambodia).

Ban Cố vấn của vòng chung kết tại Campuchia là những chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp gồm Shark Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư CyberAgent tại Việt Nam và Thái Lan; ông Michael McCarthy, giảng viên của Trường Harvard Extension, và ông Gene Soo, đồng sáng lập StartupsHK cùng ban tổ chức đã cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn ra 10 ứng viên sáng giá cho vòng chung kết này.

Ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “10 ý tưởng, sản phẩm được chọn vào vòng chung kết Viettel Advanced Solution Track 2019 đều có những thế mạnh và hạn chế cần khắc phục thêm. Tuy nhiên điểm chung của các dự án này là có tính thực tiễn cao và đóng góp trong nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống. Trước khi bước vào vòng chung kết sắp tới tại Campuchia, ban cố vấn là những chuyên gia hàng đầu sẽ hỗ trợ các đội thi hoàn thiện sản phẩm và kỹ năng thuyết trình để hoàn toàn tự tin bước ra đấu trường quốc tế”.

Hầu hết các sản phẩm được chọn đều có tính ứng dụng tốt và khả thi, đưa ra các giải pháp công nghệ để giải quyết các nhu cầu của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như Viễn thông, Giáo dục, IoT, và Thương mại điện tử.

Các đội thi được lựa chọn sẽ cùng nhau tranh tài tại vòng chung kết tổ chức ngày 15/8 tại Phnom Penh (Campuchia) để giành 3 suất tham dự vòng chung kết VietChallenge- cuộc thi Startup uy tín nhất cho người Việt toàn cầu tại Mỹ vào cuối tháng 9 năm nay, với giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Với thông điệp “Khởi tạo thực tại mới”, cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019 do Viettel phối hợp với VietChallenge tổ chức đã mở ra một sân chơi công bằng cho các StartUp trong nước và quốc tế thoả sức thể hiện, nhằm tìm kiếm các giải pháp đột phá kết hợp thế mạnh viễn thông để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ tầm cỡ quốc tế áp dụng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Cuộc thi đồng thời cũng thể hiện sự hỗ trợ của Viettel cho StartUp kết nối ước mơ vươn xa khắp toàn cầu.

Một số dự án nổi bật lọt vào vòng chung kết Graam (Việt Nam) - Cloud Call Center Trong lĩnh vực viễn thông, Graam- startup 02 năm tuổi, có trụ sở tại Paris, Pháp, là cái tên nổi bật trong số những đội tham gia cuộc thi do Viettel tổ chức năm nay. Nhờ việc kết hợp giữa công nghệ viễn thông và điện toán đám mây, hệ thống dịch vụ Cloud Call Center của Graam có thể cung cấp cho các doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế công cụ kết nối hoàn toàn online với khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp danh tiếng khác trên thế giới. Graam – sản phẩm được nghiên cứu phát triển các công nghệ lõi mới nhất trong lĩnh vực Web và Viễn thông Với ưu điểm vượt trội của mình, Graam đã có khoảng 30 khách hàng là những doanh nghiệp từ Pháp, Maroc và Brazil…, xử lý gần 30.000 cuộc gọi/ngày và đang tăng trưởng rất nhanh. Qua đó, mang lại doanh thu cho Graam mỗi tháng khoảng 50.000 USD, một con số khá ấn tượng với một global startup được dẫn dắt bởi CEO người Việt với 20 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực CNTT - Viễn thông tại Pháp. Agrobot (Tanzania) - ChatBot SMS Sản phẩm Agrobot đến từ Tanzania đã mang dịch vụ về công cụ trò chuyện tự động (chatbot) qua SMS sử dụng trí thông minh nhân tạo để cung cấp thông tin tư vấn về lĩnh vực nông nghiệp cho nông dân ở Tanzania về cách làm nông nghiệp hiện đại, hiệu suất cao, qua đó đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết tại Campuchia. Team Agrobot với những bạn trẻ đầy nhiệt huyết Điểm đặc biệt là Agrobot đã được tiến hành thí điểm ở các vùng nông thôn của Tanzania (5 làng đã được đưa vào thí điểm, 825 nông dân đã biết tới sản phẩm, 771 người đồng ý đăng ký thí điểm và 584 nông dân đã trả 2 tháng phí thuê bao). MultiGlass (Việt Nam) - IoT MultiGlass - sản phẩm dự thi mang đầy tính nhân văn tới từ Công ty CP Multi Việt Nam là cái tên sáng giá trong lĩnh vực Internet vạn vật (Internet of Things – IoT). Team MultiGlass cùng sản phẩm của mình Với mong muốn trợ giúp cho những người khuyết tật. CEO và nhà sáng lập công ty, Lê Hoàng Anh chia sẻ rằng: “Theo thống kê tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. HCM, cứ mỗi năm có khoảng 100.000 người bị tai nạn mất khả năng sử dụng tay. Chính vì vậy, nhóm đã lên ý tưởng và phát triển một thiết bị thông minh có tên MultiGlass để giúp đỡ những người khuyết tật. Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã đưa ra ba giá trị cốt lõi cho một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật, đó là: Dễ sử dụng, thuận tiện và phù hợp với khả năng chi trả. Giá thành của sản phẩm dao động từ khoảng 700.000 – 1.000.000 đồng/chiếc và hiện tại ở Việt Nam chưa có dòng sản phẩm tương tự.”

Một số dự án nổi bật lọt vào vòng chung kết Graam (Việt Nam) - Cloud Call Center Trong lĩnh vực viễn thông, Graam- startup 02 năm tuổi, có trụ sở tại Paris, Pháp, là cái tên nổi bật trong số những đội tham gia cuộc thi do Viettel tổ chức năm nay. Nhờ việc kết hợp giữa công nghệ viễn thông và điện toán đám mây, hệ thống dịch vụ Cloud Call Center của Graam có thể cung cấp cho các doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế công cụ kết nối hoàn toàn online với khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp danh tiếng khác trên thế giới. Graam – sản phẩm được nghiên cứu phát triển các công nghệ lõi mới nhất trong lĩnh vực Web và Viễn thông Với ưu điểm vượt trội của mình, Graam đã có khoảng 30 khách hàng là những doanh nghiệp từ Pháp, Maroc và Brazil…, xử lý gần 30.000 cuộc gọi/ngày và đang tăng trưởng rất nhanh. Qua đó, mang lại doanh thu cho Graam mỗi tháng khoảng 50.000 USD, một con số khá ấn tượng với một global startup được dẫn dắt bởi CEO người Việt với 20 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực CNTT - Viễn thông tại Pháp. Agrobot (Tanzania) - ChatBot SMS Sản phẩm Agrobot đến từ Tanzania đã mang dịch vụ về công cụ trò chuyện tự động (chatbot) qua SMS sử dụng trí thông minh nhân tạo để cung cấp thông tin tư vấn về lĩnh vực nông nghiệp cho nông dân ở Tanzania về cách làm nông nghiệp hiện đại, hiệu suất cao, qua đó đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết tại Campuchia. Team Agrobot với những bạn trẻ đầy nhiệt huyết Điểm đặc biệt là Agrobot đã được tiến hành thí điểm ở các vùng nông thôn của Tanzania (5 làng đã được đưa vào thí điểm, 825 nông dân đã biết tới sản phẩm, 771 người đồng ý đăng ký thí điểm và 584 nông dân đã trả 2 tháng phí thuê bao). MultiGlass (Việt Nam) - IoT MultiGlass - sản phẩm dự thi mang đầy tính nhân văn tới từ Công ty CP Multi Việt Nam là cái tên sáng giá trong lĩnh vực Internet vạn vật (Internet of Things – IoT). Team MultiGlass cùng sản phẩm của mình Với mong muốn trợ giúp cho những người khuyết tật. CEO và nhà sáng lập công ty, Lê Hoàng Anh chia sẻ rằng: “Theo thống kê tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. HCM, cứ mỗi năm có khoảng 100.000 người bị tai nạn mất khả năng sử dụng tay. Chính vì vậy, nhóm đã lên ý tưởng và phát triển một thiết bị thông minh có tên MultiGlass để giúp đỡ những người khuyết tật. Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã đưa ra ba giá trị cốt lõi cho một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật, đó là: Dễ sử dụng, thuận tiện và phù hợp với khả năng chi trả. Giá thành của sản phẩm dao động từ khoảng 700.000 – 1.000.000 đồng/chiếc và hiện tại ở Việt Nam chưa có dòng sản phẩm tương tự.”

Một số dự án nổi bật lọt vào vòng chung kết Graam (Việt Nam) - Cloud Call Center Trong lĩnh vực viễn thông, Graam- startup 02 năm tuổi, có trụ sở tại Paris, Pháp, là cái tên nổi bật trong số những đội tham gia cuộc thi do Viettel tổ chức năm nay. Nhờ việc kết hợp giữa công nghệ viễn thông và điện toán đám mây, hệ thống dịch vụ Cloud Call Center của Graam có thể cung cấp cho các doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế công cụ kết nối hoàn toàn online với khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp danh tiếng khác trên thế giới. Graam – sản phẩm được nghiên cứu phát triển các công nghệ lõi mới nhất trong lĩnh vực Web và Viễn thông Với ưu điểm vượt trội của mình, Graam đã có khoảng 30 khách hàng là những doanh nghiệp từ Pháp, Maroc và Brazil…, xử lý gần 30.000 cuộc gọi/ngày và đang tăng trưởng rất nhanh. Qua đó, mang lại doanh thu cho Graam mỗi tháng khoảng 50.000 USD, một con số khá ấn tượng với một global startup được dẫn dắt bởi CEO người Việt với 20 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực CNTT - Viễn thông tại Pháp. Agrobot (Tanzania) - ChatBot SMS Sản phẩm Agrobot đến từ Tanzania đã mang dịch vụ về công cụ trò chuyện tự động (chatbot) qua SMS sử dụng trí thông minh nhân tạo để cung cấp thông tin tư vấn về lĩnh vực nông nghiệp cho nông dân ở Tanzania về cách làm nông nghiệp hiện đại, hiệu suất cao, qua đó đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết tại Campuchia. Team Agrobot với những bạn trẻ đầy nhiệt huyết Điểm đặc biệt là Agrobot đã được tiến hành thí điểm ở các vùng nông thôn của Tanzania (5 làng đã được đưa vào thí điểm, 825 nông dân đã biết tới sản phẩm, 771 người đồng ý đăng ký thí điểm và 584 nông dân đã trả 2 tháng phí thuê bao). MultiGlass (Việt Nam) - IoT MultiGlass - sản phẩm dự thi mang đầy tính nhân văn tới từ Công ty CP Multi Việt Nam là cái tên sáng giá trong lĩnh vực Internet vạn vật (Internet of Things – IoT). Team MultiGlass cùng sản phẩm của mình Với mong muốn trợ giúp cho những người khuyết tật. CEO và nhà sáng lập công ty, Lê Hoàng Anh chia sẻ rằng: “Theo thống kê tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. HCM, cứ mỗi năm có khoảng 100.000 người bị tai nạn mất khả năng sử dụng tay. Chính vì vậy, nhóm đã lên ý tưởng và phát triển một thiết bị thông minh có tên MultiGlass để giúp đỡ những người khuyết tật. Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã đưa ra ba giá trị cốt lõi cho một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật, đó là: Dễ sử dụng, thuận tiện và phù hợp với khả năng chi trả. Giá thành của sản phẩm dao động từ khoảng 700.000 – 1.000.000 đồng/chiếc và hiện tại ở Việt Nam chưa có dòng sản phẩm tương tự.”

P.V

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm