Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 15/03/2015 - 12:14
(Thanh tra) - Những năm gần đây, thị trường mì gói chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về cả số lượng và chất lượng. Vậy, đại gia nào đang thống lĩnh thị trường đầy tiềm năng và lợi nhuận lớn này?
Chi phí quảng cáo lớn có đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng và thống lĩnh thị trường? Ảnh: Chu Tuấn
“Tam đại gia” và “phần còn lại”
Đã qua lâu rồi thời kỳ khan hiếm của mì gói. Hiện tại, người Việt đang có vô số lựa chọn với hàng trăm nhãn mì, có mặt ở khắp mọi nơi, từ siêu thị tới các cửa hàng tạp hóa nhỏ trong hẻm, ngách. Giá mì gói cũng đa dạng, 15.000 đồng/gói cũng có, hoặc 2.000 đồng/gói, chỉ bằng một ly trà đá ở Hà Nội.
Thị trường mì gói Việt hiện có gần 500 đầu sản phẩm của khoảng 40 nhà sản xuất, trong đó không thể không nhắc tới 3 đại gia: Vina Acecook, Asia Foods, và Masan Consumer. Bên cạnh đó, còn một số “thiếu gia” và “người mới” cũng tích cực tham gia cạnh tranh trong thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu khách hàng, đã tiêu thụ khoảng 7 tỉ gói mì/năm này...
“Nhìn xa”, Acecook đã tới Việt Nam từ rất sớm. Năm 1993, Liên doanh Vifon - Acecook (tiền thân của Vina Acecook) được hình thành đánh dấu những bước đi đầu tiên của nhà đầu từ Nhật vào thị trường Việt Nam. Liên doanh phát triển lên, Acecook đã thâu tóm thành công toàn bộ cổ phần, trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam (chiếm khoảng 50% thị phần) với hàng chục loại nhãn hàng khác nhau.
Kế đến là Asia Foods với tiền thân là Nhà máy Mì ăn liền Vifood thành lập năm 1990. Năm 1993, Asia Foods ra đời với tên gọi Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Á Châu. Đến nay, Asia Foods đang nắm giữ với khoảng 12% thị phần. Với tầm nhìn trở thành công ty Việt Nam sản xuất thực phẩm tiện dụng hàng đầu Đông Nam Á, Asia Foods đang sở hữu thương hiệu mì Gấu Đỏ đã và đang “làm mưa làm gió” trên thị trường trong nước. Đến nay, ngoài mì Gấu Đỏ, Asia Foods còn có mì Gấu Yêu, Hello, Shangha và Hảo Hạng...
Dù đi sau, song dường như Masan Consumer với tiềm lực tài chính mạnh mẽ đã gặt hái không ít thành công, lấy được lòng tin của người dùng ở phân khúc cao cấp. Đến nay, Masan đang chiếm giữ khoảng 16% thị phần với một số thương hiệu nổi tiếng như Omachi, Kokomi, Sagami…
Như vậy, còn khoảng 20% thị phần đang chia cho một số “thiếu gia” hay người mới như: Vifon, Miliket, Bình Tây, Vị Hương, Ve Wong (mì Aone)...
Đáng chú ý, khoảng 2 năm trở lại đây, khi các hệ thống siêu thị lớn như Metro, BigC, Co.opmart phát triển mạnh mẽ trên quy mô cả nước thì thị trường mì gói có thêm các đối thủ: Mì gói mang thương hiệu của chính Metro, BigC và Co.opmart. Lợi thế của những thương hiệu này là giá thành luôn rẻ hơn các đối thủ và sở hữu một lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn khi vào mua sắm tại hệ thống của họ...
Giữa năm 2014, thị trường mì gói râm ran chuyện “đại gia” Kinh Đô sẽ nhập cuộc. Để rồi, cuối năm 2014, Kinh Đô ra mắt mì Đại Gia Đình. Người tiêu dùng có thêm lựa chọn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thêm sự lo lắng, bởi “cuộc chơi tỉ đô” này vô cùng khắc nghiệt.
Nhiều tiền quảng cáo, là thắng?
Không giống như các đối thủ, Vina Acecook cho ra đời hàng loạt nhãn hiệu như: Hảo Hảo, Hảo 100, Lẩu Thái, Hít Hà, Chíp Chíp, Đệ Nhất, Mikochi, Enjoy, Modern, Nhớ... Trong đó, Vina Acecook gần như thống lĩnh ở phân khúc giá bình dân với thương hiệu Hảo Hảo.
Đi kèm với mẫu mã đa dạng, Vina Acecook còn có những chiến dịch quảng bá vô cùng hiệu quả. Trên các kênh truyền hình hiện nay, tần suất quảng cáo mì gói của Vina Acecook có lẽ là nhiều nhất...
Các sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook có ba nhóm giá bán lẻ cho người tiêu dùng là dưới 3.000 đồng/gói, 3.000 - 4.000 đồng/gói và trên 4.000 đồng/gói. Trong đó, sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo chiếm thị phần gần 30%.
Masan Consumer cũng rất bạo chi cho quảng cáo. Từ việc tung ra thị trường nhãn hiệu Omachi “không sợ nóng” đến Kokomi “dai ngon từng sợi”, Sagami “trong dai ngoài giòn”… đều được tính toán kĩ lưỡng, là một chiến dịch bề thế, giúp đơn vị này nhanh chóng dành thị phần lớn.
Theo Tập đoàn Quảng cáo Kantar Media, doanh thu quảng cáo từ thị trường mì ăn liền ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 450 tỉ đồng. Dẫn đầu là Masan Consumer với số tiền chi ước tính hơn 172 tỉ đồng, Acecook đứng thứ 2 với 155 tỉ đồng, Asia Foods đứng thứ 3, với vỏn vẹn 37 tỉ đồng.
Như vậy, các hãng mì gói đều chi khá mạnh tay cho chiến lược quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm còn nằm ở nhiều yếu tố khác nữa.
Thời gian gần đây, truyền thông và dư luận đang hết sức bất ngờ trước việc mì Hảo Hảo của Vina Acecook tăng giá bán. Có người băn khoăn: Liệu đây có phải là một chiến lược nhằm nâng hạng cho mì Hảo Hảo từ bình dân lên khá? Có phải do các chiến dịch quảng bá quá tốn kém, mì Hảo Hảo phải tăng giá để tăng lợi nhuận?
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền