Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2014 giảm 10,8% so với cùng kỳ

Thứ ba, 11/02/2014 - 13:40

(Thanh tra) - Bộ Công thương cho biết, tháng 1/2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng 12/2013 và giảm 10,8% so với tháng 1/2013, trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 6,3 tỷ USD, giảm 7% so với tháng 12/2013 và giảm 6,4% so với tháng 1/2013.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 21,3% và chiếm tỷ trọng 14,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoại trừ thuỷ sản tăng 13,1%, còn các mặt hàng khác đều giảm, thậm chí giảm mạnh: rau quả giảm 7,3%; cà phê giảm 45,7%; chè các loại giảm 13,8%; hạt tiêu giảm 40,3%; gạo giảm 18,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 39,4%; cao su giảm 39,4%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản ước đạt 0,66 tỷ USD, giảm 32% và chiếm tỷ trọng 6,4%, trong đó: than đá giảm 34,6%; dầu thô giảm 34,7%; xăng dầu các loại giảm 24,7%; quặng và khoáng sản khác tăng 74%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 7,2 tỷ USD, giảm 7,7% và chiếm tỷ trọng khoảng 70,4%, trong đó: hóa chất tăng 63,9%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 43,7%... Tuy nhiên, nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm như: bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 11%; sản phẩm hóa chất giảm 20,7%; phân bón các loại giảm 57,2%; sản phẩm từ cao su giảm 11,9%; sản phẩm mây, tre, cói thảm giảm 20,7%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,8%; xơ, sợi dệt các loại giảm 10,5%...

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa khác ước đạt 0,88 tỷ USD, tăng 9,6% và chiếm tỷ trọng 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xét về giá, so với cùng kỳ, giá bình quân của một số mặt hàng tăng như: gạo tăng 3,1%; hạt tiêu tăng 1,4%; chè các loại tăng 9,5%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 11,1%, xăng dầu các loại tăng 1,3%; quặng và khoáng sản khác tăng 136,5%; xơ, sợi dệt các loại tăng 3,2%... Tuy nhiên, giá một số mặt hàng xuất khẩu giảm: cà phê giảm 9,9%; cao su giảm 23,1%; dầu thô giảm 8,1%; phân bón các loại giảm 11,24%...

Thị trường xuất khẩu: ước xuất khẩu vào thị trường châu Á giảm 17,1%, chiếm tỷ trọng gần 50,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; châu Âu giảm 16,4% và chiếm tỷ trọng trên 20,5% (trong đó: EU giảm 14,4% và chiếm tỷ trọng 18,9%); sang thị trường châu Mỹ giảm 2,0%, chiếm tỷ trọng 22,7%; sang thị trường châu Phi giảm 17,8%, chiếm tỷ trọng 1,1%; sang thị trường châu Đại Dương giảm 6,6%, chiếm tỷ trọng 2,3%; thị trường chưa phân tổ chiếm tỷ trọng 2,5%.

Tháng 1, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng 12 /2013 và giảm 1,9% so với tháng 1/2013, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,8 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng 12/2013 và giảm 1,5% so với tháng 1/2013.
 
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 8,94 tỷ USD, giảm 4,1% và chiếm tỷ trọng 85,9%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,29 tỷ USD, giảm 11% và chiếm tỷ trọng 2,75%; kim ngạch của nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 0,7 tỷ USD, tăng 12,6% và chiếm tỷ trọng 6,7%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 0,48 tỷ USD, tăng 40,2%, chiếm tỷ trọng 1,35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cán cân thương mại, tháng 1 ước nhập siêu 100 triệu USD, bằng 0,97% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 1,08 tỷ USD; khu vực FDI xuất siêu 0,98 tỷ USD. 

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm