Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ca cao

Thứ ba, 13/08/2019 - 16:06

(Thanh tra)- Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, ông Cao Văn Hóa, tỉnh Tiền Giang đang đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển cây ca cao theo hướng bền vững, đạt mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng gắn với chất lượng.

Tỉnh tập trung khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật thâm canh ca cao đặc biệt là cải thiện năng suất, nâng cao hiệu quả cho người trồng thông qua ứng dụng tốt các kết quả nghiên cứu; giúp nông dân áp dụng đúng các biện pháp canh tác, sơ chế và lên men đúng quy trình kỹ thuật.

Mặt khác, tỉnh cũng hỗ trợ tích cực các câu lạc bộ, các tổ, nhóm trong chuỗi giá trị “nông dân – điểm sơ chế - doanh nghiệp” để tiếp cận thông tin kinh tế, kỹ thuật và các nguồn lực phát triển khác đồng thời xác định và đẩy mạnh vai trò điều phối của cơ quan chức năng các cấp; trong đó, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò đầu mối điều phối các nguồn lực; tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu khoa học ứng dụng vào đời sống để chuyển giao kịp thời những tiến bộ kỹ thuật mới, cần thiết cho bà con…

Trước mắt, Tiền Giang tập trung khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ca cao; củng cố và nâng chất các câu lạc bộ, tổ, nhóm trồng ca cao; hỗ trợ bà con về kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, phòng chống các đối tượng dịch hại tấn công cây ca cao gây thiệt hại cho nông dân...

Hiện nay, nông dân Tiền Giang trồng gần 800ha ca cao, chủ yếu xen canh dưới tán dừa và các loại cây ăn quả khác, tập trung ở các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành… hàng năm đạt sản lượng thu hoạch trên 1.000 tấn hạt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong những năm gần đây, giá ca cao luôn biến động ở mức cao, trung bình khoảng 65.000 đồng/kg hạt khô và từ 5.500 - 6.000 đồng/kg trái tươi nên thu nhập bình quân trên mỗi héc-ta ca cao xen dưới tán vườn đạt gần 50 triệu đồng/năm.

Ca cao là cây trồng mới nên thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm tạo điều kiện phổ cập rộng rãi kỹ thuật và mô hình canh tác ca cao xen vườn dừa trong bà con như: chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh, mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, xây dựng những câu lạc bộ và tổ, nhóm trồng và chuyển giao kỹ thuật thâm canh ca cao…

Từ năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang đã triển khai dự án ca cao hữu cơ với kết quả có gần 600ha được cấp chứng nhận đạt chuẩn UTZ. Bên cạnh đó, tỉnh có 41 điểm thu mua, 31 điểm sơ chế, 40 cơ sở chế biến lên men ca cao… Từ đó, góp phần quan trọng trong việc giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa.

Tỉnh Tiền Giang hiện có trên 17.000ha dừa, khoảng 75.000ha vườn trồng cây ăn quả các loại, điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn thuận lợi cho việc phát triển trồng và nhân rộng các mô hình trồng cây ca cao, tăng thêm thu nhập cho nông hộ, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn… Tuy nhiên, có một thực tế là diện tích, năng suất, sản lượng ca cao của tỉnh gần đây có xu hướng sụt giảm; trình độ kỹ thuật của nông dân còn hạn chế; nông dân chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc, thâm canh ca cao…

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm