Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Phê
Thứ năm, 10/10/2024 - 20:25
(Thanh tra) - Gần 10 năm qua, hơn 50 hộ dân ở thôn Cà Đăng, xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, Quảng Nam nằm trong khu vực suối Kgui, sông Thanh có nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét.
Hiện trường Dự án Khu TĐC Cà Đăng (Nam Giang). Ảnh: N.P
Mặc dù liên tục kiến nghị với chính quyền địa phương được di dời đến nơi ở mới an toàn, ổn định, tuy nhiên, qua gần 2 năm thi công, khu tái định cư (TĐC) mới đã phải dừng lại vì khảo sát, thiết kế theo kiểu… trên trời.
Để đảm bảo an toàn đời sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc Cà Tu, năm 2023, UBND huyện Nam Giang lập dự án (DA) san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng để làm khu TĐC cho gần 50 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét di dời đến xây dựng nhà ổn định nơi ở mới.
Từ thị trấn Thạnh Mỹ - trung tâm huyện lỵ Nam Giang, chúng tôi ngược xe lên vùng cao gần 10 km trên con đường gập ghềnh, đầy ổ voi, ổ trâu xuống cấp trầm trọng và phải mất hơn nửa giờ đồng hồ mới đến điểm giao lưu giữa Quốc lộ 14D rẽ vào khu TĐC.
Từ đầu cầu Cà Đăng (xã Tà Bhing, Nam Giang), xe chúng tôi rẽ phải trên con đường đá núi xen lẫn đất cát lởm chởm, sình lầy nằm ven con suối với chiều dài gần 1 km, vất vả lắm mới vào được hiện trường Khu TĐC Cà Đăng.
Trước mắt hiện ra là khu vực đồi núi được cày xới, san ủi một phần làm mặt bằng, để lộ ra một quả đồi to toàn đá núi, chiếm gần nửa diện tích toàn khu TĐC; đã khai thác đá lỡ dở.
Gọi là khu TĐC, nhưng thực tế mới chỉ thi công vài đoạn đường nội bộ, lắp đặt hệ thống nước sạch và vài đoạn cống rãnh mới xây dựng; nhưng do trời mưa lớn liên tục, đất đá đã vùi lấp gần hết…
Gặp người đồng bào Cà Tu đi rẫy về than phiền với chúng tôi, làm khu TĐC nằm trên đồi đá núi thì làm sao dựng nhà, trồng cây hay nuôi được con vật gì kiếm sống? Địa bàn khu vực xã Tà Bhing thiếu gì địa điểm thuận lợi, bằng phẳng hơn để xây dựng khu TĐC, sao lại chọn địa điểm này…!?.
Qua ý kiến của người dân sở tại, chúng tôi quan sát và nhận thấy khoảng hơn 1/3 diện tích của DA nằm gọn dưới hệ thống đường dây điện 500KV đi ngang qua trước đó. Bên cạnh đó, còn có hệ thống trụ điện đã dựng sẳn chờ kéo dây tải lưới điện 220KV về xuôi cung ứng điện cho vùng đồng bằng, nên vi phạm hành lang an toàn lưới điện và rất nguy hiểm cho người dân về đây sinh sống lâu dài.
Mang những nghịch lý của người dân phản ánh về trao đổi với lãnh đạo xã Tà Bhing. Ông Tơ Ngôn Kía, Chủ tịch UBND xã Tà Bhinh cho biết, DA Khu TĐC Cà Đăng nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia Đầu tư khu TĐC cho hơn 40 đến 50 hộ dân thôn Cà Đăng và một số thôn khác của xã Tà Bhing có nguy cơ sạt lở khu vực sông Thanh và suối Kgui; do Ban Quản lý Quỹ đất Đô thị Nam Giang làm đại diện chủ đầu tư, với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng.
Ông Tơ Ngôn Kía giải thích thêm, hơn 10 năm qua, các hộ dân nằm trong vùng sạt lở, lũ lụt đã nhiều lần kiến nghị được di dời đến nơi ở mới nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của họ; nhưng phải đến năm 2023, huyện Nam Giang mới triển khai DA cho người dân thôn Cà Đăng.
Khu TĐC được xây dựng sát chân núi Cà Đăng, trên diện tích 2 ha, bên cạnh Trạm biến áp và đường dây 500kV Bắc - Nam đi qua. Khi DA TĐC mới triển khai san ủi mặt bằng, xây dựng hạ tầng thì cơ quan quản lý điện khu vực Nam Giang “tuýt còi’, vì đã vi phạm hành lang an toàn đường điện 220kV tuyến Cà Đăng - Duy Xuyên, lại nằm sát đường điện 500kV Bắc - Nam là không đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
Thêm nữa, trên diện tích 2 ha của toàn khu TĐC thì 1 ha khi thi công san ủi vướng khu vực núi đá lớn, không thể thi công mặt bằng. Từ những nguyên nhân nêu trên, cách đây 2 tháng, huyện đã cho DA dừng việc thi công.
Trước tình hình trên, cán bộ, Nhân dân xã Tà Bhing đã có ý kiến, một DA nằm trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia, tại sao lại cẩu thả trong việc khảo sát, thăm dò, xác định địa điểm như thế…?.
Theo kế hoạch, đến quý III/2024, DA phải hoàn thành, tức là trước mùa mưa lũ năm 2024 để kịp thời di dời các hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở, lũ lụt. Tuy nhiên, đến nay, DA còn dang dở và huyện Nam giang đã có ý kiến cho thăm dò, khảo sát lại địa điểm xây dựng khu TĐC, nhưng cũng ngay gần vị trí đã triển khai hiện nay.
Còn, Chủ tịch UBND xã Tơ Ngôn Kía cho hay, do thiết kế không lường trước việc có đồi đá nên nay phải thay đổi thiết kế và không biết bao giờ mới xong khu TĐC…
Khi được hỏi về nguyện vọng của lãnh đạo xã và người dân, bà A Viết Thị Bông, Bí thư Đảng uỷ xã bày tỏ: “Chúng tôi không biết cấp trên, chủ đầu tư sẽ thay đổi, thiết kế, khảo sát DA thế nào, nhưng cán bộ và Nhân dân thôn Cà Đăng, xã Tà Bhing rất mong mỏi sớm có khu TĐC mới để di dời hơn 50 hộ dân vào ở, vì sợ sạt lở trong mùa mưa lũ này…”.
Để làm rõ thêm vụ việc, chúng tôi đã kiên trì liên lạc, tìm gặp các cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện Nam Giang; nhưng đều không thể liên lạc được với cán bộ có trách nhiệm nào.
Báo Thanh tra sẽ theo dõi và tiếp tục thông tin vụ việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền