Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội nhập kinh tế: Đổi mới tư duy để “lật ngược thế cờ”

Thứ ba, 08/09/2015 - 08:05

(Thanh tra)- Theo các chuyên gia, để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập trước hết nằm ở doanh nghiệp (DN), nhưng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để “lật ngược thế cờ” chuyển từ bị động sang chủ động. Trong đó, việc phá vỡ “điểm nghẽn” tư duy chiến lược, minh bạch thông tin, mọi kế hoạch, thực hiện sẽ thay đổi rất lớn.

DN Việt Nam vẫn đang loay hoay, lúng túng trong việc tìm ra cách thức để hội nhập hiệu quả (Ảnh minh họa)

DN loay hoay, dò dẫm

Thời gian qua, Chính phủ đã ký kết, thực thi nhiều hiệp định mở cửa thương mại quan trọng. Trong đó, phải kể đến Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 10 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Tới đây, sẽ ký kết những FTA thế hệ mới với một loạt các đối tác thương mại hàng đầu thế giới như: Hoa Kỳ, EU…

Các hiệp định này mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế với các đối tác thương mại lớn. Nhất là, thông qua việc thực thi các cam kết, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam được cải thiện mạnh mẽ, tạo điều kiện để DN tự do sáng tạo, kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ở thị trường xuất khẩu, chỉ mới khoảng 30% hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Trong khi, thị trường nội địa lại chứng kiến sự đổ bộ nhanh chóng của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.

“DN Việt Nam sau hai thập kỷ hội nhập tính từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay vẫn đang loay hoay, lúng túng trong việc tìm ra cách thức để hội nhập hiệu quả”, ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ví von: “DN Việt như đi trên cầu khỉ chênh vênh, gánh nặng khối đá chi phí, cố gắng dò dẫm từng bước một để khỏi rơi xuống sông nên không thể nhìn xa, vươn tới bên ngoài”.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến DN vẫn dò dẫm, lúng túng, chưa tận dụng, nắm bắt được các cơ hội to lớn mà các cam kết thương mại quốc tế mang lại là do thiếu thông tin, thiếu “địa chỉ” để được tư vấn, hướng dẫn. Các cam kết, hiệp định dù được đăng tải toàn văn trên các website của các bộ, ngành nhưng lại quá phức tạp, quá hàn lâm, khó hiểu với các DN. Không chỉ thế, vẫn có những hiệp định, cam kết chưa từng được đăng tải, dù chỉ là đăng toàn văn.

Chuyển từ bị động sang chủ động

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, để hội nhập thành công, công cụ quản lý phải thay đổi, tư duy quản lý của Nhà nước phải thay đổi từ chỗ tư duy quản lý, “đứng trên” DN chuyển sang đồng hành, kiến tạo. “Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy không thay đổi, năng lực quản lý không thay đổi thì động lực, thái độ làm việc sẽ không thay đổi, cản trở hội nhập”, ông Cung nói.

Chuyên gia kinh tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, quá trình hội nhập, toàn cầu hóa không hề làm giảm vai trò của Nhà nước. Nhà nước phải thay đổi chức năng từ Nhà nước chỉ huy sang Nhà nước kiến tạo phát triển. Nếu không làm được điều này, nguy cơ tụt hậu còn xa hơn. Quan trọng, khi có sự đồng hành của Nhà nước sẽ giúp DN phát huy được thế mạnh tiềm năng, tránh những rủi ro, trả giá khi tham gia các hiệp định thương mại.

Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một loạt FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, mức độ cam kết sâu, những cơ hội và thách thức đối với DN dự kiến sẽ rất lớn. Vấn đề thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho DN càng cần được các cơ quan Nhà nước chú tâm, thực hiện có hiệu quả.

“Cần nhấn mạnh hơn nữa yêu cầu công khai minh bạch nhanh chóng, kịp thời các nội dung cam kết FTA tới người dân, DN, gắn trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan trong việc công khai thông tin này. Nhất là, phải đặt ra cơ chế phối hợp bắt buộc giữa các cơ quan có chuyên môn về các cam kết hội nhập với các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn cho DN như Trung tâm WTO - VCCI để kịp thời hỗ trợ DN trong những vấn đề đòi hỏi chuyên môn sâu của cán bộ đàm phán, thực thi”, ông Đậu Anh Tuấn lưu ý.

Các hiệp định mở cửa thương mại và những FTA thế hệ mới sắp tới chắc chắn sẽ là một động lực mới, mang theo những cơ hội chưa từng có cho nền kinh tế và các DN Việt Nam.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm