Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/03/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Những năm trở lại đây, một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ những vườn cây kém hiệu quả sang các cây trồng có kinh tế hơn. Cùng với đó, một số hộ sau khi chuyển qua cây trồng mới đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, các hộ nông dân đã ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Anh Nguyễn Hữu Thắng, ngụ ấp Liên Đức, xã Xà Bang, huyện Châu Đức chăm sóc vườn bơ của gia đình. Ảnh: Hoàng Nhị
Nhiều mô hình chuyển đổi hiệu quả
Anh Nguyễn Hữu Thắng, ngụ ấp Liên Đức, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, cho biết vào năm 2015 khi vườn tiêu của gia đình anh bị chết hàng loạt do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, anh đã quyết định chuyển hết 1,5ha sang trồng cây bơ. Đến nay, vườn bơ của gia đình anh trồng được từ 5 đến 7 năm.
Hiện, giá bơ đang ở mức trên 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng/vụ bơ. Anh Thắng chia sẻ, so với cây tiêu thì cây bơ đầu tư chi phí, công chăm sóc, thu hoạch nhàn hơn, đầu ra, giá cả cũng ổn định hơn.
Còn anh Ngô Quốc Chiến, ngụ ấp Lộc Hòa, xã Bình Giã, huyện Châu Đức đang có thu nhập rất cao, nhờ đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, nhờ mô hình liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp.
Anh Chiến cho biết, trước đây gia đình anh cũng đã trồng rất nhiều loại cây trồng khác nhau trên mảnh đất hiện gia đình anh đang canh tác như: điều, cà phê, tiêu, đến các loại cây ngắn ngày…, nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao.
Đến năm 2013, anh thử trồng đu đủ, thấy có năng suất nhưng thời điểm đó giá loại cây trồng này khá bấp bênh, khiến anh cũng nản muốn chặt bỏ. Tuy nhiên, đến năm 2015, anh Chiến và một số hộ trồng đu đủ trên địa bàn xã Bình Giã kết nối được với Công ty TNHH Nông sản A Cóng (Hà Nội) để trồng đu đủ sạch theo hướng GlobalGAP. Khi sản phẩm của nông dân đạt chứng nhận, được doanh nghiệp này thu mua và tiêu thụ toàn bộ.
Hiện nay, gia đình anh Chiến đang trồng gần 2ha đu đủ sạch, sản xuất theo hướng GlobalGAP. Loại phân bón cho cây hoàn toàn bằng phân chuồng và phun bằng thuốc sinh học nên anh Chiến cũng phải bỏ ra nhiều công sức hơn để chăm sóc vườn cây. Chính vì vậy, vườn đu đủ của anh được nhiều cửa hàng, siêu thị ưu chuộng vì trái to, đều, đẹp và rất ngọt.
Với gần 5.000 gốc đang trồng trong vườn, giá bán dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg (giá bán chợ) và từ 30.000 đến 50.000 đồng (giá nhập vào các siêu thị), sau khi trừ các chi phí anh Chiến còn lãi khoảng trên 300 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với các cây trồng khác, đầu ra lại ổn định quanh năm.
Năm 2018, cây nha đam lần đầu tiên được đưa về trồng tại huyện Châu Đức. Đây là cây trồng có vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Nha Đam là loại cây trồng được người dân chọn để chuyển đổi từ các loại cây kém hiệu quả sang trồng. Sau gần 3 năm bén rễ trên vùng đất Châu Đức, cây nha đam đã đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định cho bà con nông dân.
Bà Hoàng Thị Huê, ngụ ấp Vĩnh An, xã Bình Giã, huyện Châu Đức là một trong nhưng hộ trồng nha đam đầu tiên của địa phương. Bà Huê cho biết, trước đây gia đình bà cũng đã chuyển qua nhiều loại cây trồng ngắn ngày trên vùng đất sỏi đá của gia đình như: lạc, đậu xanh, ngô…, nhưng hiệu quả kinh tế đều không cao. Từ khi trồng thử cây nha đam, bà nhận thấy đây là loại cây dễ trồng, phù hợp với đất đỏ pha sỏi đá và khí hậu khô nóng nơi gia đình bà sinh sống.
Với 6.000m2 trồng nha đam, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu nhập khoảng 180 triệu đồng/năm. Nha đam của gia đình bà trồng hiện đang được một số công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh thu mua, thông qua sự giới thiệu, hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Châu Đức.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây nha đam, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Châu Đức đã khuyến khích hội viên mở rộng thêm diện tích trồng. Từ 6.000m2 ban đầu của gia đình bà Huê, hiện diện tích trồng nha đam toàn huyện là trên 10ha, chủ yếu ở địa bàn xã Bình Ba, Suối Nghệ, Kim Long, Sơn Bình, Suối Rao…
Hướng tới sản xuất an toàn bền vững
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Châu Đức đã khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, không phù hợp với vùng đất, khí hậu sang trồng các cây trồng phù hợp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân ổn định cuộc sống. Ngành Nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hội Nông dân tỉnh cũng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân vay vốn ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
Theo ông Đỗ Chí Khởi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức, cho biết những năm gần đây, giá trái cây ở mức cao và có xu hướng ổn định. Trước đây giá hồ tiêu giảm sâu, giá cà phê, cao su ở mức thấp, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích những loại cây này sang trồng cây ăn quả. Cụ thể, huyện đã chuyển đổi 1.515ha hồ tiêu sang trồng cây ăn quả và hoa màu khác.
“Đối với các diện tích cây trồng đã được chuyển đổi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hướng bà con đến việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để có đầu ra ổn định, có thu nhập phát triển kinh tế gia đình”, ông Khởi chia sẻ thêm.
Việc chuyển đổi cây trồng này phù hợp với quy luật và chủ trương của ngành nông nghiệp huyện, cũng như ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng lưu ý bà con nông dân, khi chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả do năng suất thấp sang các cây trồng khác, cần tìm hiểu thị trường, không nên ồ ạt chuyển đổi sang một loại cây trồng.
Bên cạnh đó, các hộ dân cần cố gắng tìm các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, cần hướng tới sản xuất nông sản theo chứng nhận, an toàn bền vững để ổn định đầu ra và không có rào cản khi xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Hoàng Nhị
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam