Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/04/2016 - 09:22
Việc cơ quan quản lý xử phạt doanh nghiệp đa cấp chưa có giấy phép nhưng không công bố khiến người dân không được cảnh báo và có thể tiếp tục tham gia vào những đơn vị này.
Trong tài liệu được gửi lên Bộ Công Thương mới đây, Sở Công Thương - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết đã xử phạt 13 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trong nửa cuối năm 2015, thu về khoảng 1,2 tỷ đồng (chủ yếu là tiền phạt, còn lại là thu hồi lợi nhuận bất hợp pháp). Lỗi phổ biến nhất là kinh doanh đa cấp khi chưa có giấy phép. Tuy nhiên, việc xử phạt này đã không được công bố rộng rãi khi thực hiện.
13 doanh nghiệp đa cấp "chui" bị xử phạt nửa cuối năm 2015
Lĩnh vực đa cấp vốn được coi là nhạy cảm sau khi nhiều hoạt động biến tướng bị phát hiện, gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng. Điển hình gần đây nhất là trường hợp Công ty Liên Kết Việt đã lôi kéo, lừa đảo 45.000 người bị phát giác. Việc xử phạt nhưng không công khai rộng rãi khiến người dân thiếu thông tin cảnh báo, dẫn đến việc dễ bị rơi vào ma trận của các công ty đa cấp không phép.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết để được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thủ tục và ký quỹ số tiền rất lớn, dẫn đến nhiều trường hợp hoạt động trước để có nguồn thu rồi mới xin giấy phép.
Khi kiểm tra, nhiều doanh nghiệp cũng không chấp hành đầy đủ các quy định về cách trả thưởng, chế độ mua lại hàng hoá, kinh doanh hàng không có hoá đơn chứng từ, thông tin sai lệch về tính năng, công dụng cũng như lợi ích của việc tham gia mạng lưới... Các công ty đa cấp cũng buông lỏng quản lý, dẫn đến người tham gia vi phạm pháp luật.
Sở Công Thương cũng nêu những khó khăn về quản lý bán hàng đa cấp như các doanh nghiệp thường có trụ sở thay đổi liên tục, chọn nhiều căn hộ chung cư làm địa điểm hoạt động, khi bị kiểm tra thường bỏ trụ sở và thành lập công ty mới. Một số đơn vị có trụ sở tại Hà Nội nhưng lại có nhiều chi nhánh ở các vùng quê như Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hải Dương; hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thu tiền người tham gia...
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đến nay có 51 doanh nghiệp đã thông báo hoạt động đa cấp, chủ yếu kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Trong đó, thực phẩm chức năng chiếm tới 80% số đăng ký.
Còn thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương - cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp cho biết, hiện số lượng đơn vị đăng ký là 65. Doanh thu lĩnh vực này cũng tăng 10 lần trong vòng 8 năm, từ 614 tỷ đồng năm 2006 lên đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu của ngành là 3.200 tỷ đồng.
Theo ước tính của Cục Quản lý cạnh tranh, hiện doanh nghiêp đa cấp đăng ký khoảng trên 7.000 mặt hàng. Số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp vào khoảng có 1,2 triệu, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người.
Theo Bạch Dương/VnExpress.net
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình