Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/01/2014 - 20:15
(Thanh tra) - Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương, nhận định, Việt Nam tham gia tổ chức WTO từ nhiều năm nay, nhưng thực tế, Việt Nam vẫn là địa bàn bị hàng nhái tung hoành.
Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường đang trao đổi về mũ bảo hiểm giả. Ảnh: Thế Lữ
Hàng nhái phủ sóng từ chợ cóc đến siêu thị, thậm chí chen vào cả một số trung tâm thương mại hạng sang. Hệ lụy từ hàng nhái thật nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất, người tiêu dùng mà còn làm giảm uy tín của đất nước mình trong lĩnh vực thương mại. Trong một năm, Tết là dịp hàng nhái bung ra nhiều nhất.
Những thương hiệu bị nhái nhiều nhất
Theo thống kê của Cục Quản lý Thị trường và Cơ quan An ninh Kinh tế, các thương hiệu nổi tiếng sau đây bị làm nhái nhiều nhất. Trong lĩnh vực thời trang có Lacoste, Boss, Gucci, D&G, Versace... Trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, điện máy, điện lạnh, điện tử có National, Sony, Samsung, Nokia... Trong lĩnh vực cơ khí chính xác, các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng bị làm giả là Rolex, Philip, Omega, Longin... Ngoài ra, nhiều thương hiệu nổi tiếng về hàng dệt may, giày dép, dụng cụ thể thao của các thương hiệu Adidas, Nike... cũng bị làm giả nhiều. Ngay cả các thương hiệu dệt may nổi tiếng của Việt Nam như Việt Thắng, Việt Tiến cũng bị làm nhái.
Những mặt hàng trên bị làm nhái từ nhiều năm về trước, được tiêu thụ đều đặn cả 12 tháng trong năm và được bán từ chợ cóc vào đến tận các siêu thị. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng như rượu, bánh kẹo, hoa quả bị làm nhái lại có sức tiêu thụ đột biến trong dịp Tết. Lý do đơn giản: Nhiều gia đình mua để tiếp khách tại nhà cho sang, nhưng phần nhiều là mua để làm quà… biếu Tết.
Nhập nhèm quả nhập khẩu
Vài năm trước đây, quả nhập khẩu được xem là mặt hàng xa xỉ, chỉ mua được ở các siêu thị, nhưng bây giờ lại được bày bán cả trên xe thồ, chợ cóc. Các loại quả bị dán mác sai xuất xứ thường gặp như: nho Mỹ không hạt, có hạt, táo Mỹ, mận đường của Australia... Điều ngạc nhiên là cũng các mặt hàng này trong siêu thị có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, thế nhưng ở các quầy nhỏ lẻ ở các chợ hoặc trên các đường phố có giá bán thấp hơn 50.000 đồng/kg cùng loại. Sự chênh lệch giá này được nhiều người giải thích rằng, người bán hàng rong không phải chi phí thuê cửa hàng, thậm chí là cân điêu.
Về nguồn gốc các loại quả này, có đúng là được nhập khẩu từ Mỹ, Australia? Chỉ đến khi đi chợ đêm Long Biên, Hà Nội; PV Báo Thanh tra mới ngộ ra rằng, hầu hết các loại quả nhập ngoại đều có trung tâm phân phối, đó là chợ đầu mối Long Biên.
Một số tay buôn hoa quả Trung Quốc, sau nhiều năm đã tích tụ được vốn lớn, nay chuyển nghề kinh doanh, tiết lộ: “Chúng tôi sang tận nước sở tại đặt hàng. Phải công nhận đất đai, khí hậu lạnh bên đó đã cho phép họ trồng được những thứ quả ôn đới, đặc biệt với công nghệ chăm sóc cây trồng, cho nên đã có được các loại quả nho, táo, lê.. chẳng khác gì “hàng xách tay” từ Mỹ, Úc. Vấn đề cơ bản là mình phải đặt hàng, chọn mua loại quả tốt. Còn công đoạn dán nhãn mác thì ngay từ bên đó họ đã có tem bán sẵn. Mình mua về dán và đóng gói, thế là xong”.
Công an bắt giữ xe chở hàng lậu đã về tận Hà Nội. Ảnh: Thế Lữ
Khó tẩy chay hàng giả
Đã nhiều lần, Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng có quyền đòi hỏi thông tin, có quyền khiếu nại khi mua và dùng một sản phẩm. Quyền thông tin đó là người bán phải cung cấp xuất xứ của sản phẩm. Quyền khiếu nại là yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại khi người mua phải sản phẩm hàng giả, hàng nhái.
Theo tổng kết của Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, khoảng trên 80% các vụ khiếu nại được giải quyết thông qua hòa giải, đền bù. Trong khi theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, những vụ kiện liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng đều được miễn án phí. Thực tế, rất ít vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa, do nhiều bước nhiêu khê trong các thủ tục đi đến công đường. Đó là lý do nhiều người tiêu dùng sau khi khởi kiện đã chua chát ngộ ra rằng, “được vạ thì má đã sưng”.
Về kẽ hở do một số chính sách của Nhà nước ta đã bị nhiều người dân ở vùng biên lợi dụng để vận chuyển hàng quá cảnh. Cụ thể, hiện nay các cư dân vùng biên giới vẫn được phép mua bán một lượng hàng hóa trị giá 2 triệu đồng. Đây là kẽ hở để cho các cai, đầu nậu thuê dân vùng biên mang xách hàng lậu một cách hợp lý từ phía nước bạn về phía nước mình.
Cuộc chiến hàng nhái thật sự là một cuộc chiến cam go. Nhiều bộ, ban, ngành đã chung tay, chung sức giải quyết, nhưng thực tế kết quả chưa thật sự được như mong muốn. Đó là nguyên nhân hàng năm Nhà nước thất thu một khoản thuế không nhỏ và người tiêu dùng luôn bị móc túi mà phải cắn răng chịu.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải