Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

GS Đặng Hùng Võ: 4 điểm bất thường trong công văn của Bộ Tài chính

Thứ ba, 21/08/2018 - 22:24

"Những ngày qua, dư luận quan tâm sau khi Bộ Tài chính yêu cầu Hà Nội tạm dừng 5 dự án BT lại. Nhân sự việc này, cũng nên quay lại vấn đề phương thức đầu tư BT mà gần đây cũng có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Sự thực, mọi bình luận hiện nay mới chỉ đứng trên góc nhìn giá trị trước mắt, trong khi hạ tầng lại là vấn đề mang lại giá trị lợi ích với tầm nhìn dài hạn", GS Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm.

Cuộc sống chắc chắn không dừng lại

Ý kiến của Bộ Tài chính xuất phát từ Công văn số 3515/BTC-QLCS ngày 28.3.2018 (do Cục Công sản soạn thảo) hướng dẫn các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND cấp tỉnh về việc "Tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1.1.2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT có hiệu lực thi hành".

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất các tỉnh dừng hết dự án BT để… chờ và trong công văn này tới 4 điểm “bất thường”.

Thứ nhất, Bộ Tài chính đang bắt cuộc sống ngừng lại để chờ đợi một Nghị định chưa biết bao giờ được ban hành.

Thứ hai, trách nhiệm quản lý các dự án BT không phải của Bộ Tài chính mà là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cách tiếp cận như vậy là khá "bất thường".

Thứ ba, cũng rất "bất thường” khi các dự án BT đều đã được đề xuất, hình thành, quyết định, ký hợp đồng BT theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nay đang bị đề nghị dừng lại để chờ xử lý hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành nhưng… chưa biết đến khi nào?

Thứ tư, dừng dự án mà công và tư đã ký hợp đồng phù hợp pháp luật, thiệt hại do chậm tiến độ chắc chắn sẽ xảy ra. Vậy ai là người sẽ thực hiện bồi thường thiệt hại cho nhà nước và nhà đầu tư?

 

 

 

GS Đặng Hùng Võ

Hà Nội cũng như các địa phương thực hiện các dự án BT đang triển khai theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Những vấn đề có liên quan tới đất đai thanh toán cho nhà đầu tư hạ tầng được giải quyết theo các quy định của Luật Đất đai 2013. Tất cả chúng ta đều phải thực hiện những nguyên lý cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền mà toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực xây dựng. Và cuộc sống chắc chắn sẽ không dừng lại bởi một công văn “bất thường” như vậy!

Đừng nhìn BT bằng giá trị trước mắt

Nhân sự việc này, cũng nên quay lại vấn đề phương thức đầu tư BT mà gần đây cũng có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Sự thực, mọi bình luận hiện nay mới chỉ đứng trên góc nhìn giá trị trước mắt, trong khi hạ tầng lại là vấn đề mang lại giá trị lợi ích với tầm nhìn dài hạn. Một con đường, một cây cầu có thể đánh thức tiềm năng của một vùng quê nghèo vốn đang yên lặng.

Nếu khung pháp lý đầy đặn, chất lượng quy hoạch cao, cơ chế tài chính đất đai thông minh, nhà quản lý bên công và nhà đầu tư bên tư đều chuyên nghiệp thì cơ chế BT sẽ thể hiện đúng vai trò của nó, góp phần xóa bỏ điểm nghẽn trong phát triển kết cấu hạ tầng quốc gia.

Chỉ nói riêng một vấn đề là cơ chế BT được thực hiện dưới điều kiện nào? Pháp luật hiện hành về BT khá nhiều nhưng vẫn chưa có quy định. Để phê duyệt một dự án nói chung, việc phải làm là phân tích chi phí - lợi ích của dự án, kể cả trước mắt và với tầm nhìn dài hạn. Phương thức nào thực hiện dự án mang lại hiệu quả (lợi ích trừ chi phí) cao nhất thì được chấp thuận.

Yếu tố đầu tiên mà việc áp dụng hình thức đầu tư BT cần tính tới là quy hoạch, yếu tố có sức sống dài hạn rất mạnh nếu quy hoạch hướng tới được bài toán lợi ích dài hạn. Hạ tầng nào cần ưu tiên phát triển chính là vấn đề mà quy hoạch phải đặt ra. Ngay đất đem đổi cho nhà đầu tư hạ tầng cũng không phải là của riêng của nhà đầu tư đó, mà đất đó cũng phải được sử dụng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Về tài chính đất đai, Luật Đất đai 2013 vẫn chưa vươn được tới chuẩn mực của vốn hóa đất công đạt hiệu quả cao, trong đó có vốn hóa qua hình thức BT. Vốn hóa chặt chẽ, hiệu quả thì BT là một kênh tài chính quan trọng, nhất là khi hướng tới giá trị đất đai tăng lên do quy hoạch sử dụng đất hợp lý mang lại. Hơn nữa, đất đai là một loại tài nguyên đặc biệt, được điều chỉnh theo Luật Đất đai, nhưng lại vẫn được coi là tài sản công và bị điều chỉnh bới Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tài chính đất đai vốn đã yếu kém mà lại bị rơi vào tình trạng "một cổ đôi tròng" thì sao mà khá được.

Khung pháp luật về thực hiện các dự án BT cũng bị chia năm xẻ bẩy. Theo đúng ý nghĩa, khung pháp luật này được đặt dưới ô của Luật Đầu tư công vì đây là hình thức đối tác công tư. Theo hướng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/05/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thay thế Nghị định 15, trong đó có riêng một Chương quy định riêng về đầu tư theo hình thức BT.

Bên cạnh đó, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lại coi đất đai là tài sản công nên điều chỉnh cả dự án BT với nội dung sử dụng tài sản công để thanh toán. Bộ Tài chính cũng đã trình một Nghị định riêng về vấn đề này nhưng chưa được Chính phủ ban hành. Một vấn đề mà điều chỉnh bằng 2 Nghị định, tiếp tục tái diễn tình trạng “một cổ đôi tròng” như trên thì quả là lại làm khó cho thực tế.

Trên thực tế, cơ chế thị trường ở nước ta đã phát triển được gần 30 năm. Từ thủa ban đầu thiếu chuyên nghiệp, đến nay, nước ta cũng đã xuất hiện khá nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp. Pháp luật, quy hoạch, tài chính cũng từng bước chuyên nghiệp hóa cao hơn. Tôi tin tưởng, việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về BT để tránh chồng chéo và đảm bảo lợi ích cho cả 3 bên liên quan: Nhà nước, Nhà đầu tư và Xã hội sẽ giúp phương thức BT mang lại hiệu quả phát triển thực sự cao.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ/http://danviet.vn

http://danviet.vn/kinh-te/gs-dang-hung-vo-4-diem-bat-thuong-trong-cong-van-cua-bo-tai-chinh-905656.html

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm