Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ tư, 04/09/2024 - 07:45
(Thanh tra) - Ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) bao gồm: Xi măng, thép xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu xây và các loại VLXD khác đóng vai trò quyết định trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường BĐS “đóng băng” đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành VLXD.
Theo dự báo năm 2024, các nhà máy xi măng chỉ đạt khoảng 70-75% tổng công suất thiết kế, tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn. Ảnh: Trần Quý
Những năm gần đây, ngành VLXD là một trong những ngành nghề có đóng góp không nhỏ cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mỗi năm ngành này đóng góp trung bình khoảng 7% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, sự ảm đạm của thị trường BĐS trong suốt năm 2023 và 8 tháng đầu năm 2024 đã khiến sản lượng và doanh số bán ra của các sản phẩm VLXD tiếp tục giảm sâu. Bên cạnh đó, cước vận tải tăng làm tăng giá bán VLXD, cộng thêm hàng nhập khẩu ồ ạt đổ bộ vào thị trường, khiến cạnh tranh tiêu thụ ngày càng thêm khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, trong 10 năm gần đây, tổng năng lực sản xuất các loại VLXD chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m2 gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m2 kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn).
Theo ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện nhu cầu sử dụng VLXD trong xây dựng ở nước ta vẫn còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trong khi mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa quốc gia đến năm 2050 là 70 - 75% và diện tích sàn xây dựng hàng năm cần tăng tối thiểu hơn 20 triệu m2.
“3 năm trở lại đây, ngành VLXD nước ta đang gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm sút, dẫn đến nguy cơ tác động đến nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Hiện, ngành Xi măng có 92 dây chuyền, với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm, trong đó có 4 dây chuyền tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm.
Từ năm 2023 đến nay, sản xuất clinker và xi măng sụt giảm nghiêm trọng. Tổng sản lượng sản xuất cả năm 2023 chỉ đạt 92,9 triệu tấn, các dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế.
Trong năm 2023, có 42 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất khoảng 1 - 6 tháng, trong đó một số dây chuyển phải dừng cả năm. Năm 2024, đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023.
Các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70 - 75% tổng công suất thiết kế, tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.
Hiện nước ta có 26 doanh nghiệp sứ vệ sinh với 65 dây chuyền sản xuất, tổng công suất 26 triệu tấn sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy sứ ước theo giá trị hiện hành khoảng 25.000 tỷ đồng. Sản lượng sứ vệ sinh tăng, giai đoạn trước năm 2019 tiêu thụ khá tốt; nhưng từ năm 2020 đến nay tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh.
Tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy kính ước 50.000 tỷ đồng, tổng năng lực sản xuất toàn ngành kính đạt 5.900 tấn/ngày, tương đương 331 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm. Từ năm 2023 đến nay, có 3 dây chuyền phải dừng sản xuất trên 6 tháng, 1 dự án dừng chưa triển khai xây dựng; tiêu thụ sản phẩm kính giảm mạnh từ năm 2022; năm 2023 giảm 33% so với năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc một chi nhánh chuyên phân phối các sản phẩm sứ, gạch men của Viglacera cho biết, so với 3 năm về trước sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giảm từ 35 - 40%. Nguyên nhân là do thị trường BĐS ảm đảm.
Con số thống kê trên cho thấy, ngành VLXD đang phải đối mặt với không ít khó khăn, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD, mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các cơ quan có liên quan quán triệt 6 quan điểm chỉ đạo:
Bám sát thực tiễn, kịp thời phản ứng nhanh chính sách với những vấn đề khó khăn, vướng mắc nổi lên, tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động sản xuất, tiêu thụ xi măng, thép xây dựng và các loại VLXD khác.
Phát triển ngành VLXD bảo đảm hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm VLXD có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ và giải pháp:
Về cơ chế chính sách phát triển ngành VLXD; về áp dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi sản xuất của ngành, nhất là sản xuất xanh; về thị trường và hợp tác quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển VLXD thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020; Chương trình Phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030 tại Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 và các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án liên quan đến VLXD để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội…
Yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển ngành Thép Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, lĩnh vực thép xây dựng cần được bảo đảm cân đối cung cầu và đầu tư phát triển bền vững.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực thép xây dựng như: các chính sách về thuế các loại (thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp,…), thu hút đầu tư, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý lĩnh vực thép xây dựng…
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, các dự án BĐS… nhằm tăng cầu tiêu thụ các sản phẩm cho ngành VLXD.
Liên quan đến việc gỡ khó cho ngành VLXD, ngày 15/6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý