Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Giang
Thứ bảy, 30/03/2024 - 10:21
(Thanh tra) - Số tiền các hãng hàng không Việt chi ra để thuê máy bay lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong những năm qua.
Mỗi tháng Vietnam Airlrines chi hơn 1.000 tỷ đồng để thuê máy bay. Ảnh: Vietnam Airlrines
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện nay số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40 - 45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù đã giảm quy mô đội bay, song 6 hãng trong nước vẫn được Cục Hàng không Việt Nam cấp quyền khai thác tổng số 213 máy bay nên có thể thuê máy bay để bổ sung dịp cao điểm.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam về việc đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải hàng không, sau khi một số hãng hàng không Việt Nam tái cơ cấu, trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay.
Theo đó, các hãng hàng không nội địa gồm Vietnam Airlrines, Vietjet, Bamboo Airways được yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung máy bay đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và giai đoạn cao điểm hè 2024. Đồng thời, thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến.
Trên thực tế, số tiền các hãng hàng không Việt chi ra để thuê máy bay lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong những năm qua.
Đơn cử, theo danh mục chi phí kinh doanh theo yếu tố tại báo các tài chính hợp nhất năm 2023 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) cho biết, trong năm 2023 chi phí thuê máy bay của công ty là 12.253 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng Vietnam Airlines chi hơn 1.000 tỷ đồng để thuê máy bay.
Ngoài chi phí thuê máy bay, trong năm vừa qua, Vietnam Airlines còn ghi nhận 5.984 tỷ đồng chi phí sửa chữa lớn động cơ máy bay; 3.123 tỷ đồng chi phí sửa chữa thường xuyên động cơ máy bay...
Năm 2022, chi phí thuê máy bay của Vietnam Airlines là 11.364 tỷ đồng, năm 2021 hơn 13.762 tỷ đồng, năm 2020 gần 15.300 tỷ đồng và năm 2019 khoảng 14.491 tỷ đồng..
Trong khi đó, đến thời điểm này, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, nên số tiền hãng hàng không này chi ra để thuê máy bay cho cả năm vừa qua vẫn chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023, danh mục chi phí kinh doanh theo yếu tố ghi nhận chi phí thuê hơn 5.116 tỷ đồng, tăng thêm 1.245 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2023. Năm 2022, chi phí thuê hơn 8.090 tỷ đồng, năm 2021 là 4.117 tỷ đồng.
Trước đó, như Báo Thanh tra đã thông tin, hiện nay các hãng hàng không đều gặp tình trạng khó khăn về tàu bay.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, đến từ việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney triệu hồi động cơ PW 1100 để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu nhằm khắc phục lỗi sản xuất.
Điều đáng nói, các động cơ này đang được sử dụng trên 42 máy bay Airbus A321 NEO khai thác bởi Vietnam Airlines và VietJet Air. Việc triệu hồi động cơ để kiểm tra, sửa chữa đã làm 50% số máy bay Airbus A321 NEO phải dừng khai thác từ tháng 1/2024. Số máy bay còn lại tiếp tục tạm dừng khai thác trong năm 2024, 2025 khi đến kỳ kiểm tra động cơ.
Trong khi đó, Pacific Airlines vừa trả lại các tàu bay, tái cơ cấu các khoản nợ, Bamboo Airway giảm hơn 20 tàu bay so với năm ngoái để tái cấu trúc doanh nghiệp. Việc đội máy bay của các hãng thiếu hụt khiến người dân bớt đi sự lựa chọn về hãng bay, giá vé vì thế cũng bị đẩy lên cao, số lượng vé rẻ có hạn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng