Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải pháp chống hàng giả

Thứ hai, 07/10/2013 - 09:22

(Thanh tra) - Hiện nay, hàng giả, hàng nhái và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra hết sức phức tạp, về quy mô lẫn mức độ, hàng giả không chỉ được sản xuất trong nước mà còn đặt hàng sản xuất từ nước ngoài rồi nhập khẩu vào trong nước để tiêu thụ.

Gian hàng đối chứng hàng thật, hàng giả của doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Tuấn

Trước thực trạng này, ngày 01/10/2013, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Chống hàng giả và Hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu TP. Hà Nội (HATAP) đã tổ chức Hội thảo “Phòng chống hàng giả, hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự bảo vệ hàng hóa, sản phẩm của chính mình.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực trên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của nhà sản xuất chân chính. Lý giải cho vấn nạn này, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ. Chính điều này đã tạo điều kiện cho một bộ phận nhà sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đã bất chấp luật pháp, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch HATAP Nguyễn Ngọc Khoa cho rằng, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều văn bản pháp quy, các lực lượng chức năng vào cuộc mạnh và tích cực. Nhưng do siêu lợi nhuận, do ý thức của một bộ người tiêu dùng và nhà sản xuất nên công tác này mang lại hiệu quả còn thấp tạo nên nỗi bức xúc của toàn xã hội. Hàng giả “đội lốt” thương hiệu nổi tiếng nhập lậu vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tuấn

Hiện nay, có 5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ như: Cơ quan Quản lý thị trường; Thanh tra chuyên ngành Khoa học – Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an Kinh tế, UBND các cấp; Cơ quan Hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu. Lực lượng quản lý, kiểm tra này tuy đông nhưng không mạnh. Do hoạt động rời rạc, thiếu đồng bộ, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo đã tạo điều kiện hàng giả, hàng nhái kém chất lượng tràn ngập trên thị trường. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh Dương Thanh Hoàng cho biết, các ngành chức năng nên có sự gắn kết trong công tác quản lý, chia sẻ thông tin đa chiều, đặc biệt thông tin hai chiều giữa Hội Chống hàng giả và Cơ quan Quản lý thị trường, từ đó công tác chống hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng sẽ được thực thi tốt hơn.

Công tác tự vệ của doanh nghiệp còn yếu, xu hướng ham rẻ của người tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng “đang lưu thông” trên thị trường. Theo nhiều ý kiến, doanh nghiệp không nên buông lỏng quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa của chính mình, không nên coi việc chống hàng giả là của cơ quan thực thi pháp luật. Khi phát hiện ra hàng giả, hàng nhái cần tố giác và gửi tang vật đến cơ quan chức năng. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu doanh ngiệp chủ động gửi đơn khiếu nại đến Cục Sở hữu Trí tuệ. 

Để hạn chế hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý Sản phẩm hàng hóa miền Nam Trần Văn Xiêm đề xuất: Nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao hiểu biết của người dân trong việc nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng như xây dựng gian hàng đối chứng hàng thật, hàng giả. Thông qua kênh báo, đài thông tin đến người tiêu dùng. “Xử lý nghiêm mang tính răn đe cho các hành vi cố tình vi phạm, xem thường kỷ cương phép nước, phương hại đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng”, ông Xiêm kiến nghị.

Hoàng Tuấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm