Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/06/2017 - 09:46
(Thanh tra)- Đã có 9,3 triệu tấn than sạch tồn kho, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm mua 2 triệu tấn than nữa sẽ “đẩy” tổng mức than tồn kho năm nay lên trên 13 triệu tấn, khiến Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) khó cân đối nguồn tài chính, nguy cơ 4.000 lao động mất việc.
Tổ trưởng Tổ công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: TN
Đó là thông tin được đưa ra ngày 19/6 khi Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các giải pháp về tăng trưởng tại TKV.
Lo tiêu thụ 9,3 triệu tấn than tồn kho
6 tháng đầu năm, TKV sản xuất 19,87 triệu tấn than nguyên khai (đạt 55,2% kế hoạch); 18,3 triệu tấn than sạch thành phẩm (đạt 54% kế hoạch). Lượng than tiêu thụ là 18,03 triệu tấn, đạt 50% kế hoạch năm và tăng 2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, than sạch thành phẩm tồn kho lên tới 9,3 triệu tấn.
Tại buổi kiểm tra, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng, TKV cần quan tâm xử lý, giải quyết lượng than sạch tồn kho. Cùng với đó, tiếp tục giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với than nhập khẩu, giảm tồn kho. Hiện, giá than 4B nhập khẩu chỉ khoảng 1,5-1,6 triệu đồng/tấn, nhưng giá than của Việt Nam lên khoảng 2 triệu đồng/tấn.
“Nếu ta không xử lý tốt thì sẽ bị áp lực cạnh tranh rất lớn với than nhập khẩu, đòi hỏi TKV phải nỗ lực hơn nữa trong tái cấu trúc, đổi mới quản trị, hạ giá thành. Kinh tế thị trường nhưng cũng phải bảo đảm ổn định sản xuất trong nước”, Bộ trưởng lưu ý.
Bộ trưởng cho biết, theo Thủ tướng, việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá than là sức ép rất lớn với TKV do lượng lao động lên tới 110.000 người, nếu không đưa công nghệ tiên tiến, đổi mới quản trị, phân cấp chứ không thể giao chỉ tiêu pháp lệnh như thời bao cấp.
TKV cũng cần chủ động làm việc với các cấp chính quyền địa phương để xử lý các điểm khai thác than trái phép, chống than lậu; đẩy nhanh tiến độ phát huy hiệu quả các dự án đầu tư; tái cơ cấu Tập đoàn… “Không đánh giá tăng trưởng thông qua sản lượng khai thác, sản lượng tăng nhưng phải hiệu quả, cần quan tâm tới chế biến sâu”, ông Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng.
Thuế, phí tăng nhanh tạo sức ép tăng giá than
Giải thích giá thành sản xuất than vẫn tăng, theo ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV, là do điều kiện khai thác xuống sâu, đi xa hơn, chi phí nhân công tăng cao… làm chi phí đầu tư tăng dẫn đến tăng giá thành so với năm 2011 là 1.900 tỷ đồng. “Chính sách thuế và phí tăng nhanh tạo sức ép, làm tăng giá thành 3.200 tỷ đồng so với năm 2011”, ông Hải nói.
TKV cũng “kêu” khó khi EVN đề xuất điều chỉnh, giảm mua 2 triệu tấn than so với kế hoạch để tăng tương ứng mua than của 2 đơn vị mới. Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) TKV Lê Minh Chuẩn, tồn kho 9 triệu tấn than đã vượt qua định mức 1,5 - 2 triệu tấn, nếu tăng tồn kho lên nữa, tài chính ngành Than rất khó khăn.
Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã có lãi 50 tỷ đồng
Theo ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV, 6 tháng đầu năm 2017, sản xuất alumin quy đổi là 579.069 tấn, đạt 51,9% kế hoạch năm và bằng 200% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, dự án alumin Nhân Cơ đi vào hoạt động. "Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng sau hơn 3 năm đầu đi vào hoạt động còn lỗ thì 6 tháng đầu năm 2017 đã có lãi 50 tỷ đồng", ông Đặng Thanh Hải thông tin.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, theo kế hoạch thì dự án được lỗ 5 năm đầu, nhưng với việc có lãi ngay từ năm thứ 4 là thành công của dự án. “3 năm qua, mỗi năm lỗ hơn 1.000 tỷ là có thật nhưng điều này nằm trong tính toán. Nay chưa nói đến có lãi mà ngay với việc hết lỗ thì đến cuối năm sẽ giúp toàn Tập đoàn tăng phần lợi nhuận lên cả nghìn tỷ đồng", Thứ trưởng Hải nói.
“Nếu tính toán theo năng suất lao động bình quân của TKV năm 2016 thì khoảng 4.000 người lao động sẽ mất việc làm, tương đương với một mỏ than hầm lò bị đóng cửa”, Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải lo ngại.
Không cắt giảm 2 triệu tấn than của TKV cung cấp cho EVN
Để tạo điều kiện sản xuất được 35,5 triệu tấn, bảo đảm tồn kho ở mức hợp lý, lãnh đạo TKV đề nghị, Chính phủ chỉ đạo EVN và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng Công ty Đông Bắc; có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn than Antraxit sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu loại than này trong điều kiện đang bất bình đẳng về thuế, phí; đồng thời cho phép TKV xuất khẩu các loại than mà không phụ thuộc vào hạn ngạch.
Chia sẻ với khó khăn của ngành Than, song ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đồng tình ưu tiên than trong nước, nhưng giá than trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu thì khó cạnh tranh được. “Giá than trong nước phải có giá cạnh tranh ít ra phải bằng và thấp hơn giá than nhập khẩu. Chúng ta phải ưu tiên theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo theo đúng cam kết quốc tế về thị trường”, Thứ trưởng Bộ Tài chính lưu ý.
Toàn cảnh buổi kiểm tra. Ảnh: TN
Sau khi lắng nghe, ông Mai Tiến Dũng đề nghị, Bộ Công thương có giải pháp cấp bách để tiêu thụ lượng than tồn kho. Nhưng không phải sản xuất bao nhiêu, bán bấy nhiêu mà luôn phải có lượng dự trữ, tồn kho phải từ 7 - 7,5 triệu tấn.
“Quan điểm báo cáo Thủ tướng là không cắt giảm tiêu thụ 2 triệu tấn than của TKV cung cấp cho EVN”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói nhưng lưu ý, lãnh đạo của TKV phải cam kết giá than là theo thị trường, đảm bảo cạnh tranh với giá than nhập khẩu.
Theo người đứng đầu Tổ Công tác, doanh thu năm 2017 của tập đoàn phải đạt ít nhất 110 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách đạt ít nhất là 13 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận phải đạt ít nhất 2 nghìn tỷ đồng. “Đề nghị quyết tâm đạt con số thấp nhất đóng góp 0,8% vào tăng trưởng của cả nước”, ông Dũng nói, muốn vậy phải có giải pháp căn cơ, mạnh mẽ, xác định rõ khai thác than ở đâu, mỏ nào, giao chỉ tiêu cụ thể. Cùng với đó, TKV phải rà soát, thực hiện nhiều biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC