Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 19/11/2024 - 14:59
(Thanh tra) - Đó là tiêu đề của buổi tọa đàm do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (19/11) nhằm cùng cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia trao đổi, hiến kế, tham vấn vào quá trình hoạch định kế hoạch triển khai dự án.
Các đại biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TQ
Phát biểu khai mạc toạ đàm, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, Tổng Biên tập Báo Giao thông - người điều phối tọa đàm khẳng định: Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) là chủ đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân những ngày qua. Những thông tin về dự án luôn xuất hiện trên các trang nhất của những tờ báo, trên mạng xã hội cũng được bàn luận sôi nổi.
Tuy nhiên, trong rất nhiều thông tin về dự án, đâu đó vẫn thấy những lo lắng, lo ngại của người dân về khả năng hấp thụ một khối lượng đầu tư lớn chưa từng có từ trước đến nay với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt nói riêng.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, trong dự án ĐSTĐC, khối lượng xây lắp rất lớn, chiếm đến hơn 33 tỷ USD. Tại Việt Nam chưa bao giờ thực hiện một dự án nào có vốn và quy mô lớn như dự án ĐSTĐC.
Có thể nói, đây là cuộc cách mạng, thay da đổi thịt đối với các nhà thầu xây dựng. Chúng tôi ý thức được đây là dự án không quá khó về mặt công nghệ nhưng quy mô rất lớn.
Nếu như đánh giá hệ thống ĐSTĐC vẫn là cầu hầm, vẫn là cầu dây văng thì thời gian qua, các nhà thầu Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, có thể thực hiện được tất cả những công trình trên.
Tuy nhiên, với dự án ĐSTĐC có tốc độ 350km/h, độ chính xác liên quan đến tốc độ đòi hỏi mức độ khác hơn về công nghệ, do đó không thể chủ quan. Các nhà thầu Việt Nam cần ý thức đây là một trận địa công nghệ mới cần học hỏi, tiếp thu các kiến thức tiên tiến nhất về xây dựng để ứng dụng.
Về mặt chính sách, theo Luật Đấu thầu, khi lựa chọn nhà thầu có căn cứ xác định năng lực nhà thầu phải từng thực hiện 1-2 công trình ở mức độ quy mô tương đương.
Tuy nhiên, ĐSTĐC là công trình đầu tiên tại Việt Nam. Nếu xét theo tiêu chí này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tham gia đấu thầu.
Như thời điểm làm công trình toà nhà Landmark 81 ở Sài Gòn của Vincom cách đây 7-8 năm, lúc đó chưa có nhà thầu nào tại Việt Nam đạt tiêu chí đã từng thực hiện toà nhà 80 tầng. Tuy nhiên, Vincom vẫn quyết định chọn Coteccons nhờ đánh giá năng lực nhà thầu này có thể đảm đương được và quả thật dự án vẫn thành công.
“Cơ quan quản lý cần xem xét lại cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt phát huy khả năng của mình”, ông Hiệp nêu ý kiến.
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô đã có nhiều kinh nghiệm triển khai dự án.
Khi triển khai cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tôi đã đưa ra ý kiến chọn doanh nghiệp Việt Nam để làm 11 gói thầu.
Lúc đầu, các chuyên gia đều nói doanh nghiệp Việt không đủ năng lực. Nhưng với tiêu chí nhà thầu được đưa ra thì chỉ có thể chọn doanh nghiệp Trung Quốc. Bởi với các nhà thầu Việt Nam, trong thời gian 5 năm chưa có công trình tương đương nên sẽ không có đủ năng lực.
Với những người làm hoạch định chính sách vĩ mô cũng có bài học kinh nghiệm, nên ngay từ đầu trong Tờ trình Bộ Chính trị, chúng tôi khẳng định lấy đầu tư công là chủ đạo, thực hiện đúng quan điểm của Chính phủ rằng đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Về thể chế, chúng ta sẽ vừa làm, vừa điều chỉnh.
Về mặt công nghệ, ta đã có những bước tiến vượt bậc. Trước đây, việc cải tạo cầu Sài Gòn 2 ta phải thuê nhà thầu của Pháp. Những năm 2000 làm cầu Mỹ Thuận với công nghệ dầm super T vẫn phải nhờ công nghệ nước ngoài.
Tuy nhiên, tới dự án cầu Rạch Miễu đã có nhà thầu trong nước đảm nhận. Tới nay, ta đã có thể làm chủ việc thi công các cầu dây văng. Các doanh nghiệp đã có chuyển biến lớn về công nghệ thi công theo quy trình mới.
Hiện nay, chủ trương của Đảng là quá trình công nghiệp hoá theo phương án “ly nông không ly hương”. Hiện nay, các khu công nghiệp đã về tới các địa phương. Con cháu chúng ta trong làng đi làm, lương không cao nhưng không phải trả tiền thuê trọ, tận dụng lợi thế của đất nông nghiệp. Đây là vấn đề về lao động, phân công lại lao động xã hội. Do vậy, vấn đề về lao động thi công cho dự án ĐSTĐC cũng cần phải lưu ý.
“Đặc biệt, tôi muốn nói tính liên kết và hợp tác để phát triển của các doanh nghiệp Việt rất yếu. Năm 2014, chúng tôi đã mời các doanh nghiệp làm việc với Samsung xem ta cung ứng được gì, nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp đạt được trong chuỗi cung ứng vật tư cho Samsung, còn lại tất cả không làm”, ông Kiên nói.
Nếu ta không chủ động hợp tác để đầu tư công nghệ đón đầu thì tới lúc gói thầu mở ra sẽ rất khó thắng. Với thi công đường sắt, công nghệ về thi công đặt tay, hệ thống cấp điện cho phương tiện đầu máy, toa xe cũng là bài toán.
“Nguồn nhân lực đang là thách thức lớn. May mắn tới nay, trường Đại học Giao thông Vận tải đã có những đổi mới khi đã chiêu sinh thêm một số ngành học mới. Hy vọng sau 5 năm khi làm xây lắp, ta sẽ có đội ngũ nhân lực mới, mua công nghệ và nhân lực có thể update công nghệ. Nếu doanh nghiệp Việt không liên kết và không tự đầu tư công nghệ, ta sẽ thua trên chính sân nhà”, ông Kiên khuyến nghị.
Ông Đào Ngọc Vinh, Tổng Giám đốc TEDI cho rằng hệ thống đường sắt khác đường bộ ở chỗ có tính phức tạp cao hơn và làm việc theo hệ thống, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như hạ tầng, thông tin tín hiệu, thiết bị, cấp điện…
Để so sánh điểm giống, theo tôi chỉ nên tập trung vào kết cấu hạ tầng. Cả ĐSTĐC và đường bộ cao tốc đều có kết cấu hạ tầng nền đường, cầu, hầm.
Chỉ riêng về tốc độ, dự án ĐSTĐC Bắc - Nam là 350km/h còn đường bộ là 120km/h, đó đã là sự khác biệt lớn.
Hầu hết các ý kiến đưa ra tại buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm doanh nghiệp Việt phải tiếp cận với dự án. Tuy nhiên, tiếp cận, vận hành, thi công, quản lý công nghệ của dự án thế nào phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính doanh nghiệp Việt cũng như chính sách của Nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, cùng nhiều bộ, ngành có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn UBND tỉnh Phú Yên kiểu “cầm tay, chỉ việc” để chủ động có biện pháp phù hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc của Dự án Khu du lịch liên hợp New City Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, dự án nghìn tỷ vẫn lay lắt chờ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý tại tỉnh Phú Yên, trong khi nhà đầu tư nước ngoài liên tục có đơn thư tới tỉnh, lên Trung ương.
Nhóm phóng viên
16:17 19/11/2024(Thanh tra) - Đó là tiêu đề của buổi tọa đàm do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (19/11) nhằm cùng cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia trao đổi, hiến kế, tham vấn vào quá trình hoạch định kế hoạch triển khai dự án.
Trần Quý
14:59 19/11/2024Trần Kiên
14:45 19/11/2024Hoàng Nam
14:29 19/11/2024Hải Hà
14:22 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
08:00 19/11/2024Nam Dũng
Nhật Minh
Cảnh Nhật
Nhóm phóng viên
Ngọc Anh
TK
Trần Quý
Hải Hà
Trần Kiên