Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đông Nam Bộ & mục tiêu 13%/năm GDP tăng trưởng thương mại

Thứ bảy, 18/01/2014 - 19:21

(Thanh tra) - Vùng Đông Nam bộ đặt mục tiêu đến 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP thương mại bình quân 13%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch đạt 12%/năm và tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn vùng trong giai đoạn này đạt từ 14 - 15%/năm.

Với mục tiêu phát triển nhanh thương mại vùng Đông Nam bộ theo hướng hiện đại và bền vững. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương; tạo bước chuyển biến nhanh thương mại của vùng theo hướng văn minh, hiện đại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội, Đề án “Quy hoạch phát triển thương mại vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” vừa được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt.

Theo đó, tập trung phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (sản phẩm điện, điện tử, cao su, gạo, hạt tiêu, dệt may, giày dép và các sản phẩm nông sản, thủy sản chế biến); duy trì xuất siêu để góp phần thặng dư vào cán cân thương mại của cả nước. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 13%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015; 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 11,5 - 12%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng thời, phát triển nhanh thương mại nội địa, phấn đấu đạt tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 15,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 13,5% - 14%/năm giai đoạn 2021 - 2030; đưa tăng trưởng GDP ngành Thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung và của khu vực. Tốc độ tăng GDP ngành Thương mại đạt bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015; 13%/năm giai đoạn 2016 - 2020; 12,5% - 13%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đề án, khu vực thành thị hình thành cấu trúc cân đối, hợp lý giữa các khu thương mại - dịch vụ ở trung tâm các tỉnh và các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, ở các khu dân cư, thị trấn và các quận, huyện để hình thành mạng lưới các khu thương mại - dịch vụ của từng tỉnh với hạt nhân là các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ. 

Khuyến khích phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh. Đồng thời, từng bước phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi gần kề ở các khu dân cư; khuyến khích, giúp đỡ các hộ kinh doanh thành lập những liên minh kinh doanh, thống nhất trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ với giá cả phù hợp, chất lượng bảo đảm và tiện lợi cho tiêu dùng của dân cư.

Ở khu vực nông thôn, phát triển các loại hình thương mại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng địa phương nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tiêu dùng, vật tư phục vụ sản xuất cho nhân dân; đồng thời, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo hướng bảo đảm lợi ích của người sản xuất. Từng bước xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành và củng cố các vùng sản xuất chuyên canh.

Cùng với việc nâng cấp mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã và các khu dân cư tập trung, lấy chợ làm hạt nhân để phát triển các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp xung quanh khu vực chợ, hình thành khu thương mại - dịch vụ tổng hợp, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh phát triển hệ thống cửa hàng để trở thành kênh phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị trường nông thôn. Và phát triển thị trường nông thôn gắn với việc tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho dân cư kết hợp giữa tổ chức hội chợ với thực hiện có hiệu quả chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp.

Thủy Thụy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm