Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/07/2018 - 14:49
(Thanh tra)- Đây là nhận định của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đối với doanh nghiệp (DN) viễn thông trong tiến trình tìm ra lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số hóa.
DN trong lĩnh vực sản xuất hoàn toàn có thể dựa vào dữ liệu lớn để đưa ra kế hoạch, sản phẩm phù hợp tới thị trường. Ảnh: O.H
Hiện nay, hầu hết các DN viễn thông đều có dữ liệu và có nhu cầu phân tích để tìm ra lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số hóa. Nhận thấy những lợi thế khổng lồ từ việc sử dụng dữ liệu lớn, nhiều DN viễn thông trong nước đã bắt đầu ứng dụng dữ liệu lớn vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo khảo sát, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam nhận thấy lợi thế tiềm năng từ dữ liệu lớn. Thực tế, 5 trong 6 công ty được khảo sát đã và đang tiến hành sử dụng dữ liệu lớn.
MobiFone đã đầu tư xây dựng hệ thống Big Data từ năm 2015 nhằm đón đầu xu thế công nghệ, phục vụ phân tích đưa ra các chiến dịch khuyến mãi, giữ chân nhóm khách hàng... góp phần duy trì tăng trưởng kinh doanh của đơn vị. Hiện DN này đang triển khai dữ liệu lớn bao gồm một số hệ thống cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích số liệu, công cụ đánh giá... Việc trang bị hệ thống giải pháp Big Data phục vụ sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết để am hiểu khách hàng nhằm giới thiệu và triển khai các dịch vụ phù hợp, nhanh chóng tức thì, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của DN.
Còn Viettel đã phát triển Viettel BI 2.0 hệ thống được xây dựng trên nền tảng xử lý và phân tích dữ liệu lớn thời gian thực vRTAP cho phép tổng hợp và phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng viễn thông trên nhiều chiều, kết hợp với các mô hình thuật toán học máy để đưa ra các quyết định về kinh doanh trong viễn thông, quảng cáo thương mại điện tử. Thực tế BI 2.0 đã mang lại doanh thu gần 70 tỷ đồng năm 2016 cho DN. Sản phẩm đã giải quyết bài toán về nhu cầu xử lý dữ liệu lớn của các DN lớn. Đồng thời, đây là cơ sở quan trọng để Viettel có thể phục vụ khách hàng như những cá thể riêng lẻ, đáp ứng nhu cầu từng khách hàng, điều mà tất cả DN viễn thông đang hướng tới.
Trong khi đó, ngay từ năm 2016, VNPT cũng đã xác định Big data là một trong những trụ cột chính trong chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020 của mình. Một loạt sản phẩm dịch vụ thông minh trên nền tảng dữ liệu lớn như đánh giá chỉ số tín dụng của khách hàng phục vụ lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân, công nghệ tài chính, phân loại khách hàng được VNPT nghiên cứu và cung cấp ra thị trường. DN này tập trung xây dựng nền tảng như IoT Platform, Big Data Platfom, Cloud Platform, Smart City và các giải pháp công nghệ thông tin chuyên ngành về y tế, giáo dục, an ninh, an toàn thông tin... hiện sẵn sàng kết nối tất cả các thiết bị của các lĩnh vực khác nhau...
Theo nhận định của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, nhìn chung, viễn thông được đánh giá là một trong những ngành nghề chiếm ưu thế nhất về nguồn dữ liệu khổng lồ và có nhiều cơ hội tăng trưởng vượt bậc nếu biết cách khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi DN nước ngoài như Google, Facebook hay Amazon đang làm giàu nhờ vào kho dữ liệu khổng lồ đã thu thập từ nhiều năm nay và vẫn đang cố gắng thu thập thêm nhiều thông tin từ người dùng thì tại các DN Việt Nam trong đó có các DN viễn thông, việc khai thác và phân tích dữ liệu lớn còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều DN sở hữu dữ liệu nhưng chưa biết cách khai thác bởi một số nhận thức được vai trò của dữ liệu lớn nhưng do chưa có nghiên cứu chuyên sâu, chưa có các sản phẩm, công cụ hỗ trợ khai thác dữ liệu lớn, nên số ít DN này hiện đang ở mức bước tiếp cận ban đầu.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về dữ liệu lớn, về mặt bằng chung, khả năng khai thác dữ liệu lớn ở Việt Nam còn “khiêm tốn” so với một số nước. Điều này vừa làm giảm năng lực cạnh tranh của nhà mạng viễn thông, vừa ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đánh mất cơ hội tạo ra doanh thu.
Các chuyên gia từ Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông khẳng định, dữ liệu lớn đang đem lại cho các tổ chức, DN và các cơ quan nhiều cơ hội mới từ việc tạo ra giá trị thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh nhờ đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời, bắt kịp xu hướng phát triển...và những quốc gia, đơn vị nào chưa quan tâm đến dữ liệu lớn là không chỉ tự đánh mất cơ hội của mình và còn đang phải trả chi phí chìm và chi phí cơ hội rất lớn. Do vậy, cần coi “dữ liệu lớn” như một tài sản chiến lược cần tích lũy (thu thập), đầu tư và quản lý phù hợp.
Đặc biệt, trong lĩnh vực viễn thông, dữ liệu lớn là một cơ hội chuyển đổi ngành viễn thông sang hướng hoạt động hiệu quả hơn nhờ gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, tăng doanh thu nhờ tăng sản lượng và loại hình dịch vụ cung cấp, cắt giảm chi phí vận hành.
“Một khi các DN viễn thông đã làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn, tạo ra vị thế cạnh tranh cao nhờ hưởng lợi từ việc quản lý, phân tích dữ liệu một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn”, đại diện Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Oanh Hữu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình