Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/10/2022 - 18:16
(Thanh tra) - Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, mặc dù, bức tranh doanh nghiệp có nhiều điểm sáng, tuy nhiên, COVID-19 đã bào mòn sức lực của nhiều doanh nghiệp, dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Dây chuyền gia công quần áo xuất khẩu. ẢNh: Trần Việt
Quy mô vốn của doanh nghiệp gia nhập thị trường đang có xu hướng giảm, trong tháng 9/2022 đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước; tuy nhiên, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Qua đó cho thấy, vẫn còn tâm lý thận trọng của doanh nghiệp trong quá trình bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Tổng cục Thống kê vừa công bố số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,8% so với 9 tháng năm 2021.
Cụ thể, trong tháng 9, cả nước có 11.466 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 136 nghìn tỷ đồng; số lao động đăng ký là 61,9 nghìn lao động, giảm 3,8% về số doanh nghiệp, tăng 4,5% về vốn đăng ký và giảm 17,7% về số lao động so với tháng 8/2022; nhưng so với cùng kỳ năm 2021, tăng 194,1% về số doanh nghiệp, tăng 117,9% về số vốn đăng ký và tăng 24,1% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9/2022 đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 9, cả nước có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký là 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.635 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,7 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.908,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 50,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 56,1% so với 9 tháng năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên 163 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm nay có 1.543 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; 27,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 20,8%; 83,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 36,8%.
Cũng trong tháng 9/2022, có 2.935 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 21,9% so với tháng trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.187 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6% so với tháng trước và tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2021; có 1.516 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% với tháng trước và tăng 150,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 62,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước; 36,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 13,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, lần lượt tăng 12,1% và 8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành cần tiếp bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
Cùng với đó, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng kiến nghị, để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho doanh nghiệp. Theo đó, cần nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điên tử các dữ liệu giữa các doanh nghiệp, hải quan và các cơ quan liên quan; tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao./.
Thúy Hiền
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành