Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp Nhà nước phải có tính chất mở đường, dẫn dắt, và lan toả nền kinh tế

Nguyễn Điểm

Thứ tư, 10/03/2021 - 22:30

(Thanh tra) - Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị lấy ý kiến cho Đề án “Phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế Nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho DN thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới” diễn ra vào chiều 10/3.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: PV

Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh các tiêu chí trọng yếu của DNNN, đó phải là những DN có tính chất mở đường, dẫn dắt, hướng tới làm chủ công nghệ số, cần thiết phải duy trì sự hiện diện của Nhà nước, gắn kết trong định hướng, phát triển DN. Hệ thống DNNN phải đổi mới và có tư duy táo bạo, đột phá hơn, từ đó dẫn dắt khối tư nhân tư nhân và các thành phần kinh tế khác nói riêng trong việc thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã chỉ ra, Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045.

“DNNN phải thực sự là “con chim đầu đàn”, có tác động dẫn dắt và lan toả nền kinh tế. Đây cũng đang là thời điểm vàng để DNNN tái cấu trúc và khẳng định lại mình, chứng tỏ vai trò thành phần kinh tế chủ đạo và “then chốt”” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng mong muốn hội nghị llà dịp các đại diện DN, các chuyên gia, các nhà quản lý cùng nhau cởi mở, thẳng thắn trao đổi, nhằm có những đề xuất, giải pháp hiệu quả hoàn thiện và đưa đề án nhanh chóng vào thực tiễn.

Cục trưởng Cục Phát triển DN Lê Mạnh Hùng thông tin về kết quả khảo sát thực trạng DNNN hiện nay ở nước ta. Theo đó, 6 ngành quan trọng cần có vị trí vai trò của DNNN, bao gồm: Năng lượng, tài chính ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng và công nghiệp.

Cũng theo ông Hùng, Đề án tập trung vào 2 mục tiêu chính gồm có: Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế quy mô lớn trên cơ sở hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với định hướng sử dụng hiệu quả nguồn lực chưa khai thác hết của DNNN, thu hút các nguồn lực của khu vực tư nhân để thực hiện vai trò dẫn dắt;  hình thành cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước/DNNN tham gia đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực có tính chất mở đường, bứt phá nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngoài ra, Đề án còn góp phần cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý DNNN trong thời kỳ mới.

Hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng, tiêu chí lựa chọn ngành, lĩnh vực cần hướng về tính chất mở đường hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững; hướng tới làm chủ công nghệ và có đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; có vai trò cần thiết trong quá trình phát triển, định hướng công nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt, cần thiết duy trì vai trò của Nhà nước; không cạnh tranh, tạo điều kiện cho DN thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển.

Các đại biểu cũng nhất trí với đề xuất về hệ thống cơ chế, chính sách, trong đó, chú ý nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các DN khác.

Song song là tiến hành trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN để phát triển các hạ tầng nền tảng để có thể ứng dụng kinh tế chia sẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số trong tương lai với một số chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số (sand box). Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ thông qua hình thức đầu tư mua công nghệ và tham gia mua cổ phần hoặc các dự án của nước ngoài đã có sẵn công nghệ để phát triển và làm chủ công nghệ.

Ngoài ra, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN (như đưa ra các quy hoạch, định hướng chiến lược về DNNN gắn với định hướng phát triển DNNN; ban hành và sửa đổi các quy định pháp lý đối với DNNN, nắm chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện kiểm tra, giám sát).

Đầu tư hình thành một số DNNN hoặc tham gia phát triển các DN có công nghệ mới, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và vươn ra thế giới (như: công nghệ môi trường, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng mới, công nghệ gen, công nghệ vật liệu, công nghiệp an ninh an toàn mạng...) thông qua việc sử dụng nguồn lực của SCIC hoặc cùng phối hợp với các DNNN lớn.

Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện của Tập đoàn Vietel nhấn mạnh tới hoạt động của DNNN ngoài hiệu quả kinh doanh về lợi nhuận còn phải vì lợi ích quốc gia, không chỉ là DN đầu đàn, có tác động “dẫn dắt” mà còn là nơi tập hợp nguồn lực xã hội.

Cũng theo vị đại diện này, để hiện thực hóa được khát vọng hùng cường 2045, trở thành nước công nghiệp phát triển, nước ta chắc chắn phải trở thành một xã hội số với quá trình chuyển đổi số hiệu quả và làm chủ “công nghệ lõi”… cũng như tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống logistic.

“Nếu ví công nghệ số tạo ra dòng chảy số thì logistic tạo ra dòng chảy vật chất, hang hóa. Tất nhiên, trong quá trình đó không thể không nhắc đến tầm quan trọng của mạng lưới giao thông với kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại” - đại diện Vietel nói.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm