Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp cần liên kết lại để không bị nhà bán lẻ ngoại o ép

Thứ bảy, 04/06/2016 - 08:37

(Thanh tra) - Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Giải pháp cho thị trường bán lẻ hàng Việt phát triển bền vững” diễn ra ngày 3/6 tại TP Hồ Chí Minh.

Theo ước tính, tổng doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 53%, còn các doanh nghiệp nội địa là 47%. Ảnh: Cảnh Nhật

Miếng bánh tiềm năng

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600.000 điểm bán lẻ, trong đó kênh bán hàng hiện đại chỉ khoảng 1.200 điểm nhưng chiếm tới 25% thị phần và được dự báo tăng lên 45% vào năm 2020. Trong 25% thị phần thuộc kênh bán hàng hiện đại, Saigon Co.op đang là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với tổng doanh thu mỗi năm khoảng 26.000 tỷ đồng, kế tiếp là Metro và Big C đều khoảng 13.000 tỷ đồng, Vingroup khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Hiện, tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25%, thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia cùng khu vực như: Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%)…

Các nhà bán lẻ nước ngoài đang tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam bằng việc mua lại các thương hiệu lớn như: Berli Jucker đã mua hệ thống 42 cửa hàng Family Mart tại Việt Nam và đổi tên thành B’mart; Central Group thâu tóm BigC, mua lại 49% cổ phần tại Nguyễn Kim và mua lại trang bán hàng điện tử Zalora Việt Nam; Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc Lotte Mart đặt kế hoạch tới năm 2020 sẽ có 60 trung tâm thương mại tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD.

Ngoài ra, hàng loạt đại gia bán lẻ khác đang chuẩn bị bước chân vào Việt Nam như: Wall Mart của Mỹ, Mapletree của Singapore, Auchan của Pháp…

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Cảnh Nhật

Doanh nghiệp bị o ép

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, hiện nay, hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Tổng mức chiết khấu hàng hóa vào siêu thị Việt Nam chỉ khoảng 10% nhưng đối với các nhà bán lẻ ngoài thì mức này dao động từ 10-30%.

Ngoài việc chiết khấu cao, nhà cung cấp còn phải hỗ trợ phí khuyến mãi bằng cách giảm giá bán từ 15-30%, thời gian từ 10-30 ngày và mỗi năm thực hiện từ 1-3 lần. Bên cạnh đó, tiềm lực của hệ thống siêu thị, đặc biệt là nhà bán lẻ ngoại quá lớn, trong khi doanh nghiệp sản xuất Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy, trong đàm phán giá cả dễ bị các hệ thống siêu thị ngoại ép chiết khấu. Với mức chiết khấu cao lên đến 30%, doanh nghiệp hầu như chỉ hòa vốn, nhưng buộc phải tiếp tục đưa hàng vào siêu thị.

Để thị trường bán lẻ trong nước phát triển bền vững, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết lại hoặc thông qua các hiệp hội để có thể tạo được ảnh hưởng mạnh hơn trong quá trình đàm phán.

Ông Trương Phú Chiến, Tổng Giám đốc Công ty Bánh kẹo Bibica cho rằng, các nhà cung cấp nên liên kết với nhau để hình thành các điểm bán hàng tránh sự phụ thuộc vào kênh bán lẻ hiện đại. Đồng thời liên kết với các nhà cung cấp khác mở các điểm phân phối với nhiều sản phẩm khác nhau.

Theo luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, cần tăng cường tính kết nối giữa các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất nội địa. Hai phía đều chung mục tiêu là phục vụ người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp bán hàng có lợi nhuận thì siêu thị cũng sẽ lời nhiều. Việc liên kết của các doanh nghiệp cùng ngành hàng cũng tạo áp lực lại với các nhà phân phối nước ngoài”. Ông Hưng nói.

Cảnh Nhật

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm