Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/10/2013 - 10:21
(Thanh tra) - Hội thảo "Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2013 - Leader Talk" sẽ diễn ra vào ngày 13/10, tại Hà Nội.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hạ tầng nông nghiệp (CASRAD), 80% số hộ gia đình ở Phú Nghĩa làm nghề mây tre đan. Phần lớn họ vừa làm mây tre đan vừa trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực. Các sản phẩm từ mặt hàng mây tre đan chủ yếu để xuất khẩu.
Mặc dù, còn không ít khó khăn, nhưng nghề mây tre đan vẫn mang lại thu nhập thường xuyên và góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Với giá nhân công từ 60.000 - 100.000 đồng/ngày, nghề mây tre đan đang tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 80% của tổng số 2.400 hộ dân toàn xã. Trung bình, mỗi hộ gia đình có thu nhập khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng từ sản xuất sản phẩm.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề mây tre đan Phú Vinh cho biết, trước đây sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ chủ yếu dùng làm đồ trang trí, lưu niệm, thì nay, người thợ làng Phú Vinh đã sáng tạo, nâng cao tính ứng dụng cho sản phẩm để bắt kịp nhu cầu mới của thị trường như: Đèn ngủ, đèn chùm, lọ hoa, bàn ghế, khay đựng hoa quả, khung tranh, khung ảnh...
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Trung còn nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật đan tranh từ mây, tre. Kĩ thuật này đòi hỏi phải đầu tư nhiều chất xám, sự sáng tạo và thời gian công sức. Vì thế, giá trị từng sản phẩm cũng cao hơn gấp nhiều lần so với những sản phẩm mây tre đan ứng dụng thông thường. Bằng chứng là bức tranh chân dung Bác Hồ khổ 1,6 × 1,4m vừa được bán cho một đơn vị của huyện Chương Mỹ với giá 70 triệu đồng hồi đầu tháng 5/2013. Hiện, 300 bức tranh đủ kích cỡ và dự kiến tiếp tục sản xuất.
Các nghệ nhân cao niên trong làng nghề chia sẻ, nghề mây tre đan cần lưu giữ kỹ thuật xử lý nguyên liệu theo cách truyền thống. Đó là, luộc chín nan tre, mây, giang để làm giảm lượng đường glucozo hay lên màu tự nhiên cho nan bằng cách ngâm dưới bùn đen tạo màu đen, chế các loại lá cây tạo màu xanh, hun khói rơm để tạo màu nâu óng ả... Các "bí quyết" làng nghề này đã giúp làm tăng tính độc đáo cho sản phẩm. Vì vậy, dù có hỗ trợ tích cực đến mấy của máy móc cũng không thay thế được. Chính những nét riêng, độc đáo này đã tạo nên sức hấp dẫn bền bỉ của mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại hầu khắp các thị trường nhập khẩu. Đó cũng là cơ sở vững chắc để bảo tồn và phát triển làng nghề mây tre đan Phú Vinh.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình