Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Cuộc đấu cân não” của khách lẫn chủ hậu gói 30.000 tỷ đồng

Thứ hai, 04/04/2016 - 09:59

Chỉ trong vòng gần 9 tháng, giải ngân gói 30.000 tỷ đồng đã tăng từ mức 26% giá trị lên 71% giá trị. Với tốc độ giải ngân nói trên, dự báo gói 30.000 tỷ đồng sẽ hết trước thời điểm kết thúc năm 2016.

First Home Thanh Lộc - một dự án nhà ở xã hội đã đưa vào sử dụng đang được người dân cầu cứu Bí thư Đinh La Thăng.

Dự báo gói 30.000 tỷ đồng sẽ giải ngân hết trong năm 2016

Ngày 30/03/2016, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016 được công bố nêu rõ tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.00 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết.

Điều này đồng nghĩa những người đã “xuống tiền” mua nhà ở xã hội ít nhất vẫn còn hi vọng về khả năng được vay nhiều hơn với lãi suất ưu đãi trong gói 30.000 tỷ đồng; và những dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng sớm khách hàng sẽ được lợi nhất.

Vào tháng 8/2015, các báo cáo cho thấy đến hết tháng 6/2015 kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đồng trên toàn quốc đạt hơn 25% tổng giá trị, trong đó riêng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh chỉ chiếm 6,7% giá trị của gói. Đến đầu tháng 3/2016, Ngân hàng Nhà nước cho biết, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã được giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng, tương đương hơn 71% giá trị.

Như vậy, với tốc độ giải ngân như 9 tháng qua, khả năng gói 30.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân hết vào cuối năm 2016 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Mặc dù Chính phủ đã có thông điệp rõ ràng về gói 30.000 tỷ đồng, nhiều chủ đầu tư cũng đưa ra thông điệp sẽ hỗ trợ khách hàng trong trường hợp gói 30.000 tỷ đồng hết và Chính phủ chưa có gói tín dụng ưu đãi mới hỗ trợ người thu nhập thấp sở hữu nhà ở. Nhưng phải là người mua nhà để ở mới hiểu được sự “nóng ruột”, đếm từng ngày mong đến lượt mình được giải ngân, tranh thủ được vốn ưu đãi.

Bởi, ai cũng hiểu, làm nhà ở xã hội biên lợi nhuận chủ đầu tư đạt được khoảng 10%, và để đạt được con số 10% này chủ đầu tư phải là nhà phát triển, quản lý đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Đó là chưa kể đến hầu hết các chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội đều không mấy dư về vốn. Vậy thì chủ đầu lấy cái gì để hỗ trợ lãi suất vay cho khách hàng trong khi chờ gói tín dụng ưu đãi mới xa xôi nào đó?


Trả lời câu hỏi của chúng tôi chủ đầu tư sẽ giải quyết như thế nào về trường hợp khách hàng không được giải ngân hoặc giải ngân không đủ nguyện vọng/hồ sơ được duyệt trước đó trong gói 30.000 tỷ đồng, đại diện của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (mã SCR) cho hay, khách hàng mua nhà ở xã hội của công ty chủ động nguồn vốn để thanh toán tiền mua nhà ở xã hội từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay, khách sẽ được Sacomreal giới thiệu hoặc chủ động liên hệ với ngân hàng được phép cho vay gói 30.000 tỷ để ngân hàng xem xét quy định mức cho vay tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng.

Dự án nhà ở xã hội của Sacomreal nay được đổi tên thành dòng căn hộ thông minh.


Theo phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, trong mấy ngày cuối tháng 3/2016, người mua nhà đã chen chúc chầu chực để được ký hợp đồng mua bán căn hộ chính thức với Sacomreal, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Jamona Apartment (đã đổi tên thành Luxury Home). Hàng trăm bức xúc của người mua cũng liên tục được phản ánh trên nhóm “Hội mua nhà Jamona City Quận 7”.


Được biết Luxury Home gồm 2 Block M1 và M2, trong đó, Block M2 đã được đủ điều kiện được bán tính đến ngày 28/3/2016, tuy nhiên, Sacomreal đã truyền thông khẳng định "đã có hơn 700 căn hộ được giao dịch" từ nhiều tháng trước đó.


Cũng như HQC hay một số chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội khác, SCR cũng đưa ra thông điệp khách hàng “vẫn sẽ được hỗ trợ” khi gói tín dụng trên đã được giải ngân hết, dù không rõ mức lãi suất và thời hạn vay là bao nhiêu!
Làm nhà ở xã hội - “không dễ ăn” với người đến sau

Báo cáo tháng 10/2015 của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HOREA) cho thấy, đến thời điểm tháng 10 toàn TP.HCM có 25 dự án nhà ở xã hội mới, dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, đồng thời với việc cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ.

Việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hoặc nhà ở có diện tích nhỏ cho thấy các chủ đầu tư muốn nhanh chóng giải phóng “hàng tồn kho” khi phân khúc nhà ở trung bình vẫn còn hút hàng, và tranh thủ được vốn rẻ nhờ tiếp cận vốn ưu đãi trực tiếp của ngân hàng, hoặc gián tiếp thông qua khách hàng mua.


Tuy nhiên, không ít dự án vẫn còn trên giấy, hoặc móng chưa xây xong, ngay cả những dự án đã xây xong móng, được ký hợp đồng mua bán thì khả năng để hưởng trọn ưu đãi từ các gói hỗ trợ mua nhà ở cho người thu nhập trung bình thấp là không dễ.


Giới phân tích cho rằng, các chủ đầu tư đến sau sẽ phải trả lại cọc/ tiền đóng theo tiến cho khách hàng mua nhà ở xã hội trong mỗi dự án là không nhỏ do khách không thu xếp được nguồn tài chính, hoặc ít có niềm tin về khả năng chủ đầu tư hỗ trợ tài chính trong dài hạn để chờ gói ưu đãi mới.


Từ phía chủ đầu tư, họ cũng gặp không ít khó khăn khi phải hoàn lại tiền, và rao bán trở lại những căn hộ đã bị trả bởi thị trường đã có cái nhìn khác về gói tín dụng ưu đãi, sức tiêu thụ của thị trường sẽ chậm lại. Hệ quả là các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dòng tiền của chủ đầu tư sẽ phải thay đổi, ảnh hưởng tiến độ và chất lượng dự án.

Thay lời kết, cú shock hậu “gói 30.000 tỷ đồng” có thể đưa chủ đầu tư và khách hàng tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và thị trường sẽ thiết lập mức giá mới cho căn hộ 1-2 phòng ngủ, các nhà ở xã hội. Hơn hết cả chủ đầu tư cũng như khách hàng phải chủ động vốn cho trường hợp gói tín dụng ưu đãi không đến lượt mình. 

Theo Hồng Quân/Bizlive

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm