Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công nghệ mới dành cho ngành Dệt và Vải kỹ thuật

Thứ năm, 27/03/2014 - 09:52

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ Năm Pháp - Việt Nam, ngày 3/4, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội thảo "Công nghệ và dịch vụ Pháp dành cho ngành Dệt và Vải kỹ thuật Việt Nam” do Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam) tổ chức.

Ngành Dệt may Việt Nam đạt mức doanh thu 23 tỷ USD, tương đương với 10% GDP vào năm 2013. Nguồn: Internet

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam đạt mức doanh thu 23 tỷ USD, tương đương với 10% GDP vào năm 2013. Việt Nam ngày càng hướng tới các trang thiết bị mang lại giá trị gia tăng cao để có thể vượt qua các thách thức: Quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh và sản lượng so với các nước láng giềng châu Á.

Pháp là nước đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thiết bị ngành Dệt với kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD/năm, với các khách hàng tại hơn 115 quốc gia.

Các nhà chế tạo thiết bị ngành Dệt của Pháp là những công ty hàng đầu thế giới trong phân khúc công nghệ của họ. Họ có mặt trên thị trường với các thiết bị và công nghệ đặc biệt dành riêng cho một số đối tượng khách hàng nhất định.

Tham dự hội thảo ngoài các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có 7 công ty Pháp tham gia là: Laroche, N.Schlumberger, Superba, Verdol, Stäubli, Dollfus & Muller và Aesa.

Đây là những công ty năng động, đứng đầu thế giới trong các chuyên ngành như: Chế tạo các dây chuyền xé, cân định lượng và trộn xơ, tái chế phế liệu ngành dệt, chế biến xơ cho vải không dệt, dây chuyền chế biến xơ tự nhiên; xử lý liên lục bằng hơi nước của tất cả các loại sợi có tính co để làm thảm (thảm nổi nhung hoặc dệt) và các chất nhuộm mầu; sản xuất các phụ kiện thay thế như băng tải dạng lưới và các băng nỉ không mối nối phục vụ cho máy sấy trong in vải, máy cán láng vải, máy phòng co, và dây chuyền sản xuất vải không dệt…

Tại hội thảo, các công ty của Pháp sẽ giới thiệu những giải pháp tốt nhất và nhiều đổi mới về công nghệ trong ngành Dệt, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay. Ngoài ra, trong khuôn khổ hội thảo, các doanh nghiệp Pháp sẽ có cuộc gặp gỡ các khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc trao đổi riêng do BIFRANCE (Cơ quan Hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp phát triển trên thị trường quốc tế) tổ chức.

T.H

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm