Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ ba, 10/10/2017 - 10:20

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn

Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 08-NQ/TW đề ra, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ.

Trong đó, cần nâng cao nhận thức về phát triển du lịch. Cụ thể, tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức Đảng các cấp, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các quan điểm mới của Đảng về bản chất ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng; vị trí, vai trò động lực của ngành du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện báo chí để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, bảo đảm du lịch là một trong những nội dung thường xuyên, tập trung trong chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, cơ cấu lại ngành du lịch, cụ thể, xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Các địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển du lịch xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017; ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch; ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; sửa đổi bổ sung danh mục ưu đãi đầu tư, trong đó có các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2014 và các quy định pháp luật liên quan, tạo sự phát triển đột phá cho ngành du lịch.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Nhiệm vụ khác của Chương trình là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch; xây dựng, rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch.

Xây dựng các đề án, dự án cải thiện chất lượng dịch vụ, hạ tầng đường sắt, cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dùng phục vụ du lịch; đầu tư xây dựng các điểm dừng nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch.

Thực hiện thương quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách "mở cửa bầu trời"; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn khách du lịch, tăng cường tần suất các đường bay có sẵn; giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không; khuyến khích đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn du lịch trọng điểm.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển du lịch

Chương trình nêu rõ, đổi mới cách thức, nội dung, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch như xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.

N.Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm