Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác trong hội nhập kinh tế

Thứ năm, 20/12/2018 - 19:17

(Thanh tra)- Ngày 20/12, tại TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức "Hội nghị phổ biến thông tin hội nhập kinh tế quốc tế". Hội nghị nhằm cung cấp, cập nhật thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lào Cai.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTX

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, Lào Cai với vai trò là "cầu nối", là "cửa ngõ" của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam - Trung Quốc và ngược lại. 

Trong những năm qua, Lào Cai đã chuyển mình đi lên mạnh mẽ, từng bước trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. Kinh tế tỉnh phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả quan trọng, năm 2018 dự kiến hoàn thành toàn diện 25/25 chỉ tiêu. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ; thương mại, dịch vụ, du lịch kinh tế cửa khẩu tăng trưởng cao và là lĩnh vực đột phát. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 86,6%; trao đổi thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai rất nhộn nhịp. Đó là những thành quả của quá trình hội nhập quốc tế mang lại. 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, vẫn còn một bộ phận không nhỏ từ cấp quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cho tới nhân dân Lào Cai còn nhận thức hết sức chung chung hoặc hạn chế về hội nhập quốc tế. Lào Cai là một tỉnh biên giới chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của tiến trình hội nhập, đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh cần chủ động tính toán đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp, nếu không sẽ không theo kịp xu thế phát triển.

Tại hội nghị, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đã phân tích rõ những lợi ích cơ bản do hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang đến cho đất nước và địa phương nhiều cơ hội to lớn trong mở rộng thị trường. Đồng thời, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, tri thức, công nghệ và nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Theo bà Nguyễn Quỳnh Nga, Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Lào Cai là sản phẩm công nghiệp chế biến và các sản phẩm nông lâm sản. Khi bước vào hội nhập theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều quốc gia sẽ có cam kết xóa bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Lào Cai. Như đối với sản phẩm nông lâm sản, Australia, Nhật Bản, Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sắn ngay khi hiệp định có hiệu lực; xóa bỏ và giảm thuế nhập khẩu chè và các sản phẩm chế biến từ chè xuống mức 3%, 8-10%; sản phẩm dứa xuống mức thuế 5 - 7,2% tùy từng loại.

Riêng Canada cắt giảm dần đều và xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 6 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Quặng đồng và tinh quặng đồng, quặng kẽm và tinh quặng kẽm cũng là những sản phẩm được Australia, Nhật Bản, Canada xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Tuy vậy, bên cạnh cơ hội, thách thức đặt ra cũng là không nhỏ bởi ngoài những lợi ích mang lại, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đồng thời đặt ra cho đất nước và các địa phương nhiệm vụ phải hoàn thiện hơn nữa thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và của doanh nghiệp.

Do đó, tại hội nghị, bà Nguyễn Quỳnh Nga khuyến cáo các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước của Lào Cai chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước đối tác, đặc biệt cam kết trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Cùng đó, thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, điều chỉnh chính sách phù hợp để thực thi đúng và đủ cam kết, tận dụng các cơ hội do cam kết mang lại. Ngoài ra, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, tham gia dây chuyền cung ứng khu vực và toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Hương Thu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm